https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Bạn có biết bệnh gout không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của các khớp mà còn liên quan đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể và gây ra một số bệnh. Theo một số nghiên cứu thì bệnh gout và viêm niệu đạo có liên quan đến nhau. Cùng tìm hiểu về mối liên quan đó trong bài viết sau.
Thận là cơ quan có vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người. Thận có nhiệm vụ loại bỏ những chất thải trong máu trong đó có acid uric. Hàng ngày thận đảm nhiệm vai trò thải 75% lượng acid uric được sinh ra từ việc chuyển hóa tự nhiên ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, vì nguyên nhân nào đó khiến thận giảm thải acid uric cũng đều làm tăng nồng độ acid này trong máu. Khi nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng thành các tinh thể muối urat tại các khớp và gây ra bệnh gout.
Thận suy yếu sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao bị gout
Việc lắng đọng tinh thể urat lúc này cũng sẽ dễ dàng hơn. Bởi thận là cơ quan điều hòa nội môi và khi chức năng của bộ phận này bị suy yếu thì các yếu tố nội môi như PH, nồng độ các ion kim loại, nồng độ các muối… sẽ bị suy yếu. Điều này sẽ tạo ra những điều kiện khác tham gia vào việc kết tủa thành muối urat và gây bệnh gout.
Khi mắc bệnh gout cơ thể người bệnh sẽ có nồng độ acid uric tăng cao trong máu. Acid uric không chỉ làm lắng đọng tinh thể urat gây ra bệnh gout mà muối này còn xuất hiện ở nhiều tổ chức khác trong đó có thận. Sự lắng đọng muối urat trong thận sẽ có thể hình thành sỏi thận.
Trong khi đó niệu đạo chính là con đường dẫn nước tiểu trực tiếp ra ngoài cơ thể. Những viên sỏi này có thể gây tắc đường tiểu, gây tổn thương cho đường niệu đạo. Niệu đạo bị tổn thương sẽ là điều kiện tốt để những vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm niệu đạo. Các vi khuẩn gây viêm niệu đạo thường xâm nhập từ da quanh lỗ niệu đạo. Ngoài ra việc nhiễm khuẩn này còn qua đường sinh dục. Như vậy bệnh gout và viêm niệu đạo có liên quan rất chặt chẽ với nhau.
Bệnh gout và bệnh viêm niệu đạo có liên quan đến nhau
Theo những thông tin trên bạn cũng đã thấy đượcbệnh gout và viêm niệu đạo có mối liên quan đến nhau. Và việc nồng độ acid uric tăng cao trong máu lắng đọng thành tinh thể muối urat. Chính vì thế để bảo vệ thận và niệu đạo khi bị bệnh gout việc kiểm soát nồng độ acid uric là điều rất cần thiết. Đồng thời cũng nên sử dụng nhiều biện pháp để tăng cường chức năng gan thận.
Để kiểm soát nồng độ acid uric trong cơ thể việc tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ là cần thiết. Đồng thời người bệnh cũng chú ý những điều sau để có chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách hợp lý:
+ Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật… Bởi vì thành phần purin trong những loại thực phẩm này sẽ khiến nồng độ acid uric tăng cao.
Thực hiện chế độ giảm thực phẩm chứa purin
+ Không nên sử dụng bia rượu, chất kích thích, nước ngọt có ga để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
+ Tăng cường uống nước lọc, các loại nước ép hoa quả để giúp acid uric được đào thải ra ngoài cơ thể nhanh chóng hơn.
Việc tăng cường chức năng gan thận cũng sẽ góp phần hạn chế bệnh viêm niệu đạo. Và bạn cần lưu ý một số điều sau:
+ Uống nhiều nước: như đã nói ở trên việc uống nhiều nước sẽ giúp quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể tốt hơn.
+ Hạn chế muối trong bữa ăn để tránh gây áp lực lên thận.
+ Bỏ thói quen nhịn tiểu lâu vì nó sẽ làm nước tiểu tồn đọng lâu trong bàng quang và có thể gây nên sỏi cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm niệu đạo.
Bệnh gout và viêm niệu đạo có quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của bệnh gout hãy điều trị ngay để tránh biến chứng sau này.
Bài viết liên quan
> Cách phân biệt gout và viêm khớp bạn nên biết
> Nguyên nhân viêm đài bể thận mà bạn cần biết khi mắc bệnh
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn