https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Acid uric cao khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Trong quá trình mang thai mẹ bầu cần cẩn trọng với tình trạng acid uric cao. Bởi nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Sơ lược về chỉ số acid uric khi mang thai    

Acid uric được hình thành từ quá trình chuyển hóa những hợp chất nhân purin trong cơ thể. Chỉ số acid uric trong máu bình thường ở người phụ nữ mang thai là 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít). Trong trường hợp xét nghiệm thấy chỉ số acid uric của mẹ bầu vượt quá mức này thì có nghĩa là đang bị tăng bất thường.

 Acid uric tăng cao khi mang thai khiến cơ thể mệt mỏi
Acid uric tăng cao khi mang thai khiến cơ thể mệt mỏi

Chỉ số acid uric tăng 90% thường sẽ cảnh báo về bệnh xương khớp nói chung và bệnh gout nói riêng. Việc tăng nồng độ acid uric cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng về nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và tiểu đường thai kì. Bên cạnh đó, nguy hiểm hơn là xuất hiện nguy cơ tiền sản giật.

Nồng độ acid uric trong máu tăng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó khăn khi di chuyển, thường gặp tình trạng tê bì tay chân. Đặc biệt những biến chứng thường gặp khi phụ nữ mang thai bị tăng acid uric máu như: cảm giác chóng mặt, tim đập nhanh, đa xơ cứng khi mang thai…

Chỉ số acid uric cao khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Nếu trọng lượng cơ thể không đạt mức tiêu chuẩn, em bé sẽ bị tác động nghiêm trọng về sức khỏe hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, thai nhi cũng có nguy cơ cao mắc phải đái tháo đường và bệnh tim bẩm sinh so với những em bé khác. Khi mẹ bầu mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ, thai nhi có thể xuất hiện nhiều hệ lụy nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng. 

Nguyên nhân gây tăng acid uric ở mẹ bầu

+ Do chế độ dinh dưỡng: Việc ăn uống không khoa học là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu. Ở phụ nữ mang thai thường có tâm lý bồi bổ nhiều thực phẩm giàu đạm để bổ sung dưỡng chất cho thai nhi. Tuy nhiên, việc ăn nhiều thực phẩm chứa đạm sẽ khiến cho nồng độ acid uric ở cơ thể mẹ bầu tăng cao, thận không thể hoạt động để đào thải hoàn toàn.

  Bổ sung thực phẩm giàu đạm là nguyên nhân gây tăng acid uric máu 
Bổ sung thực phẩm giàu đạm là nguyên nhân gây tăng acid uric máu

+ Do mắc phải một số bệnh lý: Phụ nữ mang thai nếu mắc một số bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, thận... thì khả năng cơ thể bị tăng acid uric là rất lớn.

Những nguy cơ khi mẹ bầu bị acid uric tăng cao

Trường hợp phụ nữ mang thai có chỉ số acid uric tăng cao sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các nguy cơ tiềm ẩn có thể kể đến như:

+ Bệnh gout: Acid uric tích tụ trong cơ thể sẽ kết tinh thành muối urat tại các khớp và dẫn đến tình trạng sưng viêm tại khớp. Gout thường gây đau nhức và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, gout có tính chất di truyền. Vì vậy nếu mẹ bầu bị gout thì đứa trẻ khi sinh ra cũng có nguy cơ mắc gout rất cao.

+ Bệnh thận: Nồng độ acid uric trong cơ thể tăng cao khiến thận phải hoạt động liên tục để đào thải. Việc hoạt động quá sức sẽ làm suy yếu chức năng của thận. Không những thế, muối urat có thể kết tinh tại thận hoặc đường tiết niệu và khiến khả năng bài tiết và đào thải bị ảnh hưởng.

  Mẹ bầu cần được theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên
Mẹ bầu cần được theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên

+ Cao huyết áp: Huyết áp cao và tiểu đường thường là hậu quả của việc nồng độ acid uric trong cơ thể cao. Đây cũng là nguy cơ dẫn đến tiền sản giật ở phụ nữ mang thai gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Biện pháp ngăn ngừa acid uric tăng cao khi mang thai

Phụ nữ mang thai có chỉ số acid uric cao thường gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy việc kiểm soát nồng độ acid uric ở mức bình thường là vô cùng quan trọng. 

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với việc thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng vừa giúp tăng sự dẻo dai cho xương khớp vừa ngăn ngừa việc sản sinh acid uric.

Sử dụng các loại thực phẩm khoa học để tầm soát cân nặng, tránh thừa cân ngay trong thời gian mang thai. Hạn chế ăn quá nhiều đạm như các loại hải sản, thịt đỏ và nội tạng động vật. Tăng cường uống nhiều nước vừa giúp hỗ trợ thận đào thải acid uric nhanh hơn vừa tránh tình trạng thiếu nước ối.

Cơ thể khi mang thai sẽ có nhiều thay đổi dẫn đến nhiều rối loạn chuyển hóa. Vì vậy khi chỉ số acid uric tăng cao mẹ bầu cũng không nên quá hoảng sợ. Hãy áp dụng những biện pháp được gợi ý ở trên và khám thai định kỳ để giữ cho sức khỏe ổn định bạn nhé.

Bài viết liên quan

Giảm acid uric máu - Yếu tố "sống còn" trong điều trị bệnh gout

Lợi ích của các loại trà giảm acid uric đối với người bệnh gout

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status