https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Bệnh gout thường gặp ở nam giới trung niên. Tuy nhiên không vì thế mà phụ nữ không mắc bệnh này. Cùng tìm hiểu thêm về triệu chứng gout ở nữ có gì khác biệt so với nam giới.
Nhắc đến bệnh gout chúng ta thường nghĩ đến đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất là nam giới tuổi trung niên. Song theo một số thông kê thì bệnh gout ở phụ nữ lại gia tăng theo độ tuổi. Nghĩa là tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh này ở nam giới và phụ nữ gần bằng nhau. Thậm chí qua ngưỡng tuổi 80 số phụ nữ bị bệnh gout còn cao hơn so với nam giới.
Điều này được giải thích bởi nhiều lý do. Nhưng lý do chính khiến tỷ lệ phụ nữ ngoài 51 mắc bệnh gout ngày càng nhiều đó là giai đoạn này quá trình sản xuất ra hormone estrogen trong cơ thể đã giảm đi đáng kể. Trong khi đó hormon này lại là yếu tố giúp thận bài tiết acid uric trong máu ra ngoài một cách tốt hơn.
Bệnh gout ở nữ gia tăng theo độ tuổi
Khi estrogen giảm, nồng độ acid uric trong máu sẽ bắt đầu có xu hướng tăng lên. Và nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể hình thành các tinh thể urat tại các khớp và gây đau gout cấp. Phụ nữ càng nhiều tuổi thì việc sản sinh estrogen ở nữ càng giảm. Điều này đồng nghĩa với việc phụ nữ nhiều tuổi cũng có tỷ lệ mắc bệnh gout cao hơn.
Tất nhiên cũng không loại trừ các nguyên nhân do chế độ ăn uống chứa nhiều purin. Một số ít trường hợp mắc bệnh gout là do các rối loạn về gen. Và bệnh còn có nguyên nhân từ việc tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải loại acid này hoặc đồng thời cả hai. Tình trạng này là do một số bệnh lý về thận, dùng một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế tế bào để điều trị một số bệnh ác tính trong thời gian dài.
Bệnh gout ở nữ thường bị nhầm lẫn với một số bệnh xương khớp khác. Chính vì thế mọi người cần phải tìm hiểu triệu chứng gout ở nữ để phát hiện bệnh một cách tốt nhất. Triệu chứng bệnh này ở nữ cũng có nét đặc trưng giống như nam giới. Cụ thể là:
Phụ nữ bị mắc bệnh gout cũng có những cơn đau đột ngột và dữ dội hơn về nửa đêm và sáng. Những cơn đau này là do acid uric tích tụ trong cơ thể chuyển hóa thành tinh thể muối urat hình kim ở các khớp. Những cơn đau này cũng có thể xuất hiện sau khi làm việc căng thẳng, ăn những thực phẩm chứa nhiều purin hoặc uống bia rượu. Sau 7-10 ngày các cơn đau sẽ mất hẳn dù có điều trị hay không và đôi khi vài tháng hay vài năm sau đó mới tái phát những cơn đau khác.
Người bệnh sẽ có những cơn đau dữ dội về đêm
Các cơn đau gout cấp ở nữ thường xuất hiện ở đầu gối, ngón tay, cổ tay, đầu ngón tay chứ không phải là khớp đầu ngón chân cái như nam giới. Đồng thời các cơn đau sẽ xuất hiện chậm hơn so với nam giới. Và khả năng các cơn đau sẽ tấn công nhiều khớp hơn so với nam giới ở giai đoạn đầu tiên.
Khi bị những cơn đau gout cấp hành hạ người bệnh còn thấy một số triệu chứng như sưng, nóng, đỏ các khớp. Khi cơn đau thuyên giảm vùng da quanh khớp còn có hiện tượng bong tróc.
Khi bệnh nặng hơn ở khớp sẽ xuất hiện những hạt tophi
Khi bệnh đến giai đoạn mạn tính những cơn đau bệnh gout sẽ xuất hiện nhiều hơn. Sau một thời gian trên các khớp sẽ xuất hiện các hạt tophi dưới da và sưng lên thành cục. Những hạt này có thể bị vỡ ra gây viêm nhiễm vùng da xung quanh vì thế cần được điều trị sớm.
Triệu chứng gout ở nữ giống với nam giới. Chính vì thế hãy tìm hiểu và nhận biết một cách chính xác để điều trị kịp thời giúp hạn chế biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, tàn phế và thậm chí là tử vong.
Bài viết liên quan
> “Lộ diện” những nguyên nhân gây bệnh gout ở nam giới
> Một dấu hiệu ở ngón chân cái tiết lộ tình trạng "bất lực" ở nam giới
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn