Colchicine là thuốc điều trị bệnh gout xuất xứ từ nhiều nước khác nhau trong đó có Việt Nam, Pháp, Đức... có tác dụng chống viêm tương đối đặc hiệu đối với bệnh gút do làm giảm di chuyển bạch cầu, ức chế thực bào các tinh thể urat và làm giảm sản xuất ra acid lactic nên làm giảm lắng đọng tinh thể urat vào các mô khớp.Thuốc không có tác dụng đào thải acid uric.
Tên chung quốc tế: Colchicine
- Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén: 0,25 mg, 0,5 mg, 0,6 mg, 1 mg.
- Dung dịch tiêm tĩnh mạch 500 microgam/ml.
Dung dịch Colchicine tiêm tĩnh mạch hàm lượng 500microgam/ml:
Thường được sử dụng trong quá trình điều trị tại các bệnh viện bằng cách truyền hoặc tiêm trực tiếp cho bệnh nhân gút
Thuốc Colchicine hàm lượng 0.5 mg: dạng viên nén đóng vỉ
Sử dụng trong giai đoạn gout cấp tính với hàm lượng nhỏ
Thuốc Colchicine 0.6 mg: Viên nén đóng lọ hàm lượng 0.6mg
Thuốc Colchicine 1mg: Dạng viên nén đóng vỉ
Hàm lượng Colchicine 1mg là sản phẩm thường được sử dụng nhiều nhất với bệnh nhân gout
Thường sử dụng với bệnh nhân trong giai đoạn gút mạn tính và quá độ gout mạn tính
Chỉ định: Gút cấp; dự phòng ngắn ngày trong liệu pháp ban đầu với allopurinol.
Chống chỉ định:
- Suy thận nặng, suy gan nặng, mang thai.
- Thận trọng: Người cao tuổi; bệnh đường tiêu hoá; tổn thương tim; tổn thương gan; tổn thương thận, đang cho con bú.
- Cần giảm liều khi có yếu cơ, chán ăn buồn nôn, nôn, đau dạ dày hoặc ỉa chảy.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng:
- Uống thuốc ngay khi có triệu chứng sớm nhất cho đến khi hết đau hoặc thấy buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc ỉa chảy chứng tỏ đã đạt đủ liều, không được uống thêm nữa. Ít nhất 3 ngày sau điều trị cấp, không được lặp lại liệu trình có Colchicine.
- Tiêm tĩnh mạch chậm. Không được tiêm dưới da hoặc tiêm bắp vì thuốc rất kích ứng.
Liều dùng:
- Gút cấp, uống, 0,5 - 1 mg ban đầu, tiếp theo 0,5 mg cách nhau 2 - 3 giờ cho tới khi hết đau hoặc nôn, hoặc ỉa chảy xuất hiện; tổng liều tối đa 6 mg cho một đợt; đợt điều trị không được lặp lại trong vòng 3 ngày. Dự phòng cơn gút cấp trong khi điều trị ban đầu với allopurinol, 0,5 mg, 2 - 3 lần mỗi ngày, tiếp tục ít nhất 1 tháng sau khi ngừng tăng acid uric máu.
- Điều trị gút cấp bằng tiêm tĩnh mạch chậm (rất hạn chế chỉ dùng khi người bệnh không uống được), lúc đầu 1 - 2 mg, pha loãng (nếu muốn) với dung dịch tiêm đẳng trương natri clorid 0,9% không có chất kháng khuẩn, tiêm chậm từ 2 - 5 phút vào tĩnh mạch, sau đó 0,5 mg cách nhau 6 - 24 giờ khi cần cho tới tối đa 4 mg/24 giờ, hoặc tối đa 4 mg cho một liệu trình điều trị duy nhất. Chuyển sang đường uống càng sớm càng tốt. Trong vòng ít nhất 7 ngày sau khi hoàn thành đầy đủ liệu pháp tiêm tĩnh mạch (4 mg), không được cho Colchicine theo bất cứ đường nào.
- Người cao tuổi, giảm liều tiêm tĩnh mạch tối đa xuống 2 mg; phải nghỉ thuốc ít nhất 3 tuần giữa các đợt điều trị và phải hạ thấp liều thêm nếu trước đó đã điều trị duy trì Colchicine bằng đường uống.
- Người suy thận: Giảm liều uống và liều tiêm tuỳ theo mức độ suy thận. Liều dự phòng không được quá 0,5 mg/ngày khi hệ số thanh thải dưới hoặc bằng 50 ml/phút vì có nguy cơ bị viêm dây thần kinh ngoại biên và bệnh cơ. Thuốc không được khuyến cáo dùng cho người chạy thận nhân tạo.
Tác dụng không mong muốn:
- Hạn chế sử dụng do nhiều tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy hay xảy ra và có thể xảy ra vài giờ sau khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch; phải ngừng thuốc khi có dấu hiệu đầu tiên;
- Liều quá cao có thể gây chảy máu dạ dày, phát ban, tổn thương thận, gan; viêm dây thần kinh ngoại biên, bệnh cơ hiếm gặp; rụng tóc và nếu điều trị kéo dài, tuyệt bạch cầu hạt hoặc giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản.
Quá liều và xử trí:
- Quá liều gây chảy máu dạ dày, ruột, tổn thương thành mạch dẫn đến sốc, độc cho thận và liệt.
- Liều gây độc khoảng 10 mg, liều gây chết trên 40 mg. Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong trường hợp này cần rửa dạ dày, uống than hoạt. Điều trị hỗ trợ, phục hồi cân bằng nước điện giải. Kháng sinh toàn thân và kháng sinh đường tiêu hoá. Chống sốc, thở oxy. Nếu có suy thận, chạy thận nhân tạo.
Tương tác thuốc:
- Nguy cơ ngộ độc Colchicine tăng khi dùng kèm với các thuốc ức chế Cytochrom P450 3A4 hoặc P- glycoprotein như các thuốc chống nấm nhóm azol, thuốc chẹn kênh Calci, kháng sinh nhóm Macrolid.
Ưu điểm:
- Giảm đau nhanh, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh do giảm đau thần kinh cảm giác.
Nhược điểm:
- Nhiều tác dụng phụ đặc biệt lên thận, khiến tình trạng bệnh gút ngày càng nặng hơn.
- Không tăng thải trừ hàm lượng acid uric trong máu qua thận, do đó vẫn có sự ứ đọng acid uric trong cơ thể và tiến triển bệnh gút vẫn tái phát.
Muốn trị tận gốc gút đã có Hoàng Tiên Đan:
Hoàng Tiên Đan với sự kết hợp của nhiều thảo dược quý được công nhận trong nền y học cổ truyền và hiện đại với tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận. Khi thận được cải thiện nghĩa là chức năng lọc và đào thải acid uric được tốt hơn và giảm được sự tái hấp thu urat từ trong ống thận.
Hoạt chất Phytosterol, Saponin và một số Alcaloid… trong sản phẩm Hoàng Tiên Đan giúp giảm sưng viêm, giảm đau an toàn cho người bệnh gút và đặc biệt không gây tác dụng phụ cho sự chuyển hóa ở gan hay chức năng thận như một số loại thuốc tây giảm đau hiện nay. Hoàng Tiên Đan ngoài tăng đào thải acid uric ra ngoài thận còn giúp ức chế sinh tổng hợp acid uric trong cơ thể hay từ lượng thức ăn dung nạp vào trong cơ thể giúp kiểm soát lâu dài chỉ số acid uric, từ đó điều trị dứt triệu chứng của bệnh gút.
Bài viết liên quan