https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Nguyên nhân gây bệnh gout - Bao lâu cơn đau gout xuất hiện lại?

Gout là một bệnh về xương khớp phổ biến với biểu hiện là những cơn đau dữ dội ở các khớp xương như khớp ngón chân, khớp ngón tay, khớp gối…. Vậy bao lâu cơn đau gout sẽ xuất hiện lại? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm. 

Nguyên nhân gây nên bệnh gout

Bệnh gout xảy ra do lượng đạm có chứa nhân purin được dung nạp vào cơ thể với số lượng lớn. Các nhân purin này khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành các acid uric. Thông thường các acid uric này sẽ được lọc qua thận và bài tiết ra bên ngoài cơ thể.

Tuy nhiên, việc dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin như các loại thịt đỏ, gia cầm, nội tạng động vật sẽ khiến việc đào thải quá tải. 

Hàm lượng acid uric dư thừa tích tụ trong các khớp xương, hình thành nên các tinh thể muối urat hình kim gây viêm đau ở các khớp và tạo nên bệnh gout.

Những người thường có nguy cơ mắc bệnh gout cao như:

+ Ở nam giới, khả năng sản xuất acid uric thường cao hơn nữ giới. Và hàm lượng acid uric ở người lớn tuổi thường nhiều hơn người trẻ. Vì vậy bệnh gout thường xảy ra nhiều hơn ở đàn ông và người ở độ tuổi trung niên.

 Ăn thực phẩm chứa nhiều nhân purin là nguyên nhân chính dẫn đến gout.
Ăn thực phẩm chứa nhiều nhân purin là nguyên nhân chính dẫn đến gout.

+ Bệnh gout có yếu tố di truyền. Nghĩa là nếu gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh gout thì con sinh ra sau này cũng có nguy cơ mắc gout rất cao.

+ Gout thường xảy ra ở những người có chế độ ăn uống không khoa học. Người thường xuyên sử dụng các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt vịt, thịt trâu... Hay ăn các loại hải sản có nồng độ nhân purin cao. Đồng thời, người thường xuyên sử dụng bia, rượu, cà phê cũng có nguy cơ mắc gout rất cao.

Gout thường gây đau đớn cho người bệnh. 
Gout thường gây đau đớn cho người bệnh.

+ Người thừa cân, béo phì thường có nhiều mô hơn dẫn đến quá trình chuyển hóa purin nhiều hơn. Từ đó việc sản xuất acid uric cũng tăng cao dễ gây nên bệnh gout.

+ Bên cạnh đó, gout còn xuất hiện ở những người có các vấn đề về sức khỏe khác như suy thận. Thận suy sẽ khiến khả năng đào thải acid uric bị hạn chế. Những người mắc các bệnh khác như tiểu đường, cao huyết áp, ung thư…. Cũng là những bệnh góp phần khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao.

Bao lâu cơn đau gout xấu hiện lại?

Triệu chứng điển hình nhất của người bị gout đó là cảm giác đau ở các khớp xương. Cơn đau gout thường kéo đến đột ngột mà không báo trước. Thường đau dữ dội vào ban đêm trong vòng 4 - 12 giờ đầu tiên. Sau đó đau sẽ giảm dần và hết trong khoảng 7 - 10 ngày. Những cơn đau về đêm khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bức bối, gây nên tình trạng mất ngủ và sức khỏe bị giảm sút một cách rõ rệt.

Gout thường khởi phát theo từng đợt bất thường. Bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp sau đó mất hẳn. Khoảng cách cơn đau gout tái phát có thể từ vài tháng thậm chí đến vài năm tùy theo chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh. Chế độ ăn càng có nhiều đạm chứa nhiều nhân purin thì khoảng cách tái phát gout càng ngắn. Và thông thường các diễn biến triệu chứng của gout ở đợt sau thường phức tạp và nghiêm trong hơn những đợt trước.

  Gout thường tái phát gây đau đớn theo từng đợt.
Gout thường tái phát gây đau đớn theo từng đợt.

>>Tìm hiểu thêm: Lý giải vì sao gout tấn công vào ban đêm?

Chính vì vậy, để kéo dài thời gian tái phát gout, người bệnh cần lưu ý thực hiện các chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học như:

+ Uống nhiều nước từ 2- 4 lít nước mỗi ngày. Tốt nhất nên uống các loại nước có tính kiềm để tăng khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

+ Tránh uống rượu, bia, cà phê.

+ Duy trì trọng lượng ở mức vừa phải, tránh tăng cân.

+ Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm có đạm chứa nhân purin để đảm bảo nồng độ acid uric trong máu không quá cao như hải sản, các loại thịt đỏ, nội tạng động vật.

+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giúp khớp linh hoạt hơn.

+ Tăng cường sử dụng các loại rau xanh nhất là những loại rau có chất nhờn như rau đay, rau mồng tơi.

+ Ăn nhiều trái cây chứa các loại vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

+ Các loại thực phẩm chứa nhiều purin mà người mắc gout cần tránh như: Thịt bò, thịt chó, măng các loại, đậu Hà Lan….

Như vậy, tùy vào nồng độ acid uric trong máu ở từng giai đoạn mà gout sẽ tái phát ở những thời điểm khác nhau. Hãy thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát bệnh gout một cách tốt nhất và hạn chế đau đớn do gout gây ra.

Bài viết liên quan

Cơn đau gout kéo dài bao lâu

Bệnh gout thường đau ở đâu?

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33