Người bị bệnh gout thường có chế độ dinh dưỡng vô cùng kiêng khem. Ngay cả những loại rau xanh cũng có loại người bệnh gout không nên ăn như mầm đậu tương, măng tây, nấm. Vậy bệnh gout có ăn được rau ngót không và ăn như nào cho đúng cách?

Bệnh gout bị ảnh hưởng như nào từ chế độ dinh dưỡng

Bệnh gout hay còn gọi là thống phong là căn bệnh bị ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng. Bệnh gout không chỉ đem lại những cơn đau khớp bất ngờ mà còn kéo theo nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như bệnh về huyết áp do các hạt tinh thể urat lắng đọng tại mạch máu gây ách tắc mạch máu.

Người bệnh gout nên ưu tiên cho rau xanh trong chế độ dinh dưỡng

Người bệnh gout nên ưu tiên cho rau xanh trong chế độ dinh dưỡng

Ngoài ra, các tinh thể urat chủ yếu lắng đọng tại các khớp xương làm tăng nguy cơ gây biến dạng khớp, viêm nhiễm, mất khả năng vận động. Nồng độ acid uric trong máu càng cao nguy cơ hình thành các tinh thể acid uric càng nhiều khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Chính vì thế việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout là vô cùng quan trọng. Hạn chế mức tối đa các thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu mỡ, nội tạng động vật, bia rượu và các thực phẩm chứa nhân purin… Thay vào đó là những thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin C giúp kích thích hệ bài tiết, đẩy acid uric ra ngoài cơ thể.

Người bị bệnh gout có ăn rau ngót được không?

Rau ngót là món ăn thanh đạm trong nhiều bữa ăn của gia đình việt. Trong thành phần của loại rau này có chứa nhiều vitamin B, vitamin C và nhiều khoáng chất như kali, kẽm, magie. Đặc biệt trong rau ngót còn có thành phần papavein có tác dụng giảm đau, đào thải độc tố, khai thông khí huyết, kháng viêm, sát khuẩn.

Đối với người bệnh gout những cơn đau có thể xuất hiện ngay sau khi ăn uống không kiêng khem. Không chỉ những loại thịt và trong nhiều loại rau người bệnh gout cũng không nên sử dụng. Nên nhiều người mắc căn bệnh này thường có thắc mắc người bệnh gout có ăn được rau ngót không.

Người bệnh gout có ăn được rau ngót không

Người bệnh gout có ăn được rau ngót không

Người bị bệnh gout hoàn toàn có thể ăn rau ngót vì lượng vitamin và khoáng chất có trong rau ngót giúp tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua thận. Ngoài ra, với thành phần kháng sinh tự nhiên rau ngót còn giúp sát khuẩn vùng xương khớp bị viêm do tinh thể muối urat làm tổn thương.

Nhờ những thành phần đặc biệt của loại rau này mà lâu nay các chuyên gia thực phẩm còn khuyến khích những người bị rối loạn kinh nguyệt, nóng gan, phụ nữ sau sinh hoặc người bị rối loạn chuyển hóa các chất sử dụng để hỗ trợ điều trị vô cùng hiệu quả.

Với những công dụng của rau ngót người bệnh gout hoàn toàn có thể sử dụng hàng ngày mà không cần nghĩ đến chuyện kiêng kỵ loại rau này.

Cách chế biến rau ngót cho người bệnh gout

Rau ngót rất bổ dưỡng nhưng đối với người bệnh gout thì không phải ăn thế nào cũng được. Người bệnh nên tránh những cách chế biến nhiều dầu mỡ, nhiều muối, càng thanh đạm càng tốt.

Có thể xay nước ép rau ngót uống trực tiếp hoặc cho thêm một chút đường để dễ uống hơn. Với cách làm này không chỉ tốt cho người bệnh gout mà những người bị gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu cũng rất hiệu quả. Ngoài ra, nước ép từ rau ngót còn giúp lợi tiểu đào thải acid uric rất nhanh chóng.

Uống nước ép rau ngót hoặc nấu canh người bệnh guot có thể ăn thường xuyên

Uống nước ép rau ngót hoặc nấu canh người bệnh guot có thể ăn thường xuyên

Bên cạnh đó, với những bữa cơm hàng ngày có thể dùng rau ngót luộc, hoặc nấu canh với thịt lợn nạc. Lưu ý không dùng mỡ lợn để nấu hoặc cho quá nhiều thịt chỉ nên cho khoảng 20g thịt nạc băm để nấu cùng rau ngót. Nếu ăn quá nhiều thịt cũng không tốt cho người bệnh gout.

Bài viết liên quan

> Sô cô la và bệnh gout

> Bật mí về ảnh hưởng của thịt đỏ và thịt trắng ở bệnh gout

Đăng bởi: Dược sĩ Hương Giang

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status