Nhiễm trùng các hạt tinh thể tophi là một trong những biến chứng hiếm gặp của bệnh gout mãn tính. Xử lý nhiễm trùng do gout sai cách có thể để lại những biến chứng khó lường. Hãy lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây nếu bạn đang gặp phải tình trạng nghiêm trọng này.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng tinh thể tophi

Hạt tophi được hình thành là do acid uric lắng đọng và liên kết với nhau tạo thành các tinh thể này. Kích thước hạt tinh thể này ngày càng lớn, nguyên nhân do nồng độ acid uric trong máu ngày càng cao mà không có biện pháp điều trị kịp thời. Mầm vi khuẩn gây nhiễm trùng hạt tinh thể tophi phần lớn là do tụ cầu vàng staphylococcus aureus chiếm 75% và Ecoli 12,5%, Klebsilla chiếm 12,5%.

Nguyên nhân nhiễm trùng do gout là do vỡ các hạt tinh thể tophi

Nguyên nhân nhiễm trùng do gout là do vỡ các hạt tinh thể tophi

>>Tìm hiểu thêm: Acid Uric có tác dụng gì đối với cơ thể con người?

Khi kích thước các hạt tophi lớn và vị trí của những tinh thể này ở những nơi dễ bị tác động như bàn chân, ngón tay, khớp gót chân… sẽ dẫn đến hiện tượng vỡ, lở loét, tràn dịch. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng, cần có biện pháp xử lý nhiễm trùng do gout, nếu không sẽ gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biểu hiện ban đầu của nhiễm trùng do gout

Đây là tình trạng hiếm gặp tại các nước phát triển nhưng thường xuyên xảy ra ở các nước đang phát triển như nước ta vì ý thức khám sức khỏe định kỳ của người dân chưa cao. Theo thống kê của khoa xương khớp bệnh viện Bạch Mai năm 1999 – 2000 có đến 10% người mắc các bệnh liên quan đến xương khớp mắc phải bệnh gout. Trong đó, có đến 80% lượng bệnh nhân khi đi khám đã bước vào thời kỳ gout mãn tính kèm theo tình trạng nhiễm trùng do gout.

Nhiễm trùng hạt tinh thể tophi gây biến dạng khớp tay

Nhiễm trùng hạt tinh thể tophi gây biến dạng khớp tay

Hạt tophi đi bị vỡ hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường nếu thấy hiện tượng chảy dịch vàng hoặc màu trắng đục. Dịch có mùi hôi hoặc không mùi, quanh vị trí lân cận thường sẽ bị đau các khớp như sưng, nóng, đỏ. Ở tình trạng nặng hơn người bệnh có thể bị sốt nhẹ, rét run, hơi thở hôi.

Hậu quả của việc nhiễm trùng do gout

Bệnh gout mãn tính là mức độ nguy hiểm gây lắng đọng tinh thể urat. Tình trạng này trong thời gian dài không được điều trị sẽ dẫn đến kích thước các hạt tophi lớn dần và dễ bị vỡ. Việc xử lý nhiễm trùng do gout vô cùng khó khăn nên ngăn chặn ngay từ khi mới xuất hiện bệnh gout là tốt nhất.

Tình trạng nhiễm trùng hạt tophi nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Ngoài ra, có thể gặp phải các bệnh liên quan đến xương khớp như mất khả năng cử động khớp, các bệnh về huyết áp… Các khối urat này không chỉ tồn tại trong các khớp, sụn và xương mà trong các phần mềm cạnh khớp, trong cơ tạo nên những bệnh viêm nhiều khớp, phá hủy biến dạng khớp, sỏi thận.

Nhiễm trùng do gout có thể phải cắt bỏ phần tri bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng do gout có thể phải cắt bỏ phần tri bị nhiễm trùng

Nhiều trường hợp nhiễm trùng do gout ở giai đoạn nặng, ngoài làm tổn thương khớp, nhiễm trùng do gout có thể dẫn đến hoại tử khớp phải cắt bỏ phần chi dưới khớp do sự phá hủy của dịch tinh thể tophi khi bị vỡ.  

Ngoài ra, các hạt tophi còn có thể xuất hiện ở những vị trí như vành tai, nội tạng, van động mạch chủ, cột sống, thận gây ra tổn thương thận, viêm cầu thận, suy thận, sỏi thận.

Quy trình xử lý nhiễm trùng do gout

Để xử lý nhiễm trùng do gout người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên ngành xương khớp để khám và điều trị. Nếu ở mức độ nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, với những trường hợp nặng hơn có thể phải phẫu thuật cạo, súc rửa, loại bỏ các tinh thể tophi để giải quyết triệt để tình trạng đau cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Điều trị từ bên trong

Đối với các bệnh liên quan đến nhiễm trùng thì phương pháp đầu tiên nghĩ tới là dùng kháng sinh và để xử lý nhiễm trùng do gout cũng không ngoại lệ. Do nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiễm khuẩn tophi là do vi khuẩn tụ cầu vàng staphylococcus aureus chiếm 75% và E.coli 12,5%, Klebsilla chiếm 12,5% gây ra, nên trong phương pháp điều trị bác sĩ sẽ lựa chọn những loại kháng sinh nhạy cảm với tụ cầu vàng và liên cầu để xử lý nhiễm trùng do gout một cách hiệu quả nhất. Cụ thể là các nhóm kháng sinh như Cephalosporin thế hệ 3, sử dụng ceftriaxon 1 – 2g/ ngày hoặc 3g/ngày.

Xử lý nhiễm trùng do gout bằng thuốc kháng sinh

Xử lý nhiễm trùng do gout bằng thuốc kháng sinh

>>Tìm hiểu thêm: Thuốc điều trị gout tốt nhất hiện nay

Trong một số trường hợp nặng hơn bác sỹ có thể sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside gồm có gentamycin 3mg/ kg/ngày hoặc amikacin 15mg/kg/ngày. Nồng độ này còn tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, mức độ kháng thuốc của cơ thể người bệnh và nhiều yếu tố khác.

Trong một số trường hợp nếu kết quả xét nghiệm phát hiện vi khuẩn gram dương bác sỹ sẽ chỉ định sử dụng oxacillin với hàm lượng tối đa 8g/ ngày sử dụng clindamycin 2,5mg/ ngày. Nếu bị nghi ngờ nhiễm tụ cầu vàng sẽ cần truyền kháng sinh vancomycin không quá 2g/ngày.

Can thiệp phẫu thuật

Chỉ định mổ cạo sạch ổ tinh thể nhiễm trùng

Chỉ định mổ cạo sạch ổ tinh thể nhiễm trùng

Khi kích thước hạt tinh thể tophi quá lớn thuốc kháng sinh không thể có tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ để cạo, súc rửa và đưa các tinh thể này ra ngoài. Phương pháp này giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau nhức cũng như hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn máu cho người bệnh.

Cách phòng tránh bệnh gout

Ngày nay, khi đời sống ngày càng tăng cao, những bữa ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là đạm hay những bữa tiệc, tiếp đãi khách hàng với bia rượu… sẽ là nguyên chính dẫn tới bệnh gout 

Cần cân bằng chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh gout

Cần cân bằng chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh gout

Kèm theo đó là một số vấn đề từ hệ bài tiết của cơ thể tạo điều kiện cho sự lắng đọng tinh thể urat nhờ nồng độ acid uric trong máu quá cao. Chính vì vậy những bữa ăn cân bằng chất dinh dưỡng và nhiều rau xanh là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh gout.

Đối với những người đã bị mắc bệnh gout hoặc đang trong tình trạng nồng độ acid uric trong máu quá cao thì nên điều trị dứt điểm với những loại thuốc tăng đào thải giảm nồng độ acid uric trong máu hiệu quả. Ngoài ra, bổ sung 2 -3 lít nước mỗi ngày là điều kiện giúp thanh lọc cơ thể đơn giản nhất.

Bài viết liên quan

Nguyên nhân gây sưng đỏ khớp ngón tay và cách điều trị hiệu quả nhất

Chữa trị bệnh gút như thế nào để không gây hại gan, suy thận?

Đăng bởi: Dược sĩ Hương Giang

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status