Sự hình thành tinh thể urat trong dịch khớp gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Không chỉ gây ra những đau đớn tại các khớp xương hình thành tinh thể muối urat mà còn có thể dẫn đến thoái hóa khớp, biến dạng khớp xương gây mất khả năng vận động.

Nguyên nhân hình thành tinh thể urat trong dịch khớp

Nồng độ acid uric

Nồng độ acid uric trong máu là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự hình thành tinh thể urat trong dịch khớp. Acid uric được sinh ra nhờ quá trình phân tách hoạt chất nhân purine có trong các loại thực phẩm như thịt bò, thịt dê, thịt ngan, hải sản, nội tạng động vật, bia, rượu và đôi khi là cả trong những loại rau xanh có thời gian tăng trưởng nhanh như măng tây, đậu mầm, nấm…

Nồng độ acid uric trong máu là nguyên nhân hình thành tinh thể urat trong dịch khớp

Nồng độ acid uric trong máu là nguyên nhân hình thành tinh thể urat trong dịch khớp

Acid uric sau khi được phân tách sẽ được bão hòa vào trong máu và thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Nhưng vì một vài lý do đặc biệt là do chức năng thải độc của gan, thận bị kém. Dẫn đến tình trạng ứ đọng acid uric trong máu. Tình trạng này kéo dài lâu ngày gây ra nồng độ acid uric trong máu vượt ngưỡng cho phép.

Đối với nam là 420 mmol/l và đối với nữ là 320 mmol/l, khi nồng độ acid uric trong máu quá cao kèm theo những yếu tố khác như nhiệt độ cơ thể, độ pH khiến cho acid uric kết tủa tạo thành các tinh thể sắc nhọn urate. Các tinh thể thể này là các tinh thể tự do nên có thể lắng đọng tại nhiều vị trí như thận, mạch máu, vành tai nhưng chú yếu là tại các ổ khớp. Gây ra những cơn đau nhức, sưng đỏ hay còn gọi là viêm khớp dạng gout.

Nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ cơ thể là một trong những yếu tố khiến cho acid uric kết tủa tạo thành các tinh thể urat trong dịch khớp. Chúng ta vẫn biết rằng nhiệt độ cơ thể bình thường là 37 độ C, nhưng nếu thân nhiệt bị hạ thấp xuống 35 độ C từ là điều kiện để kết tủa acid uric.

Điều này lý giải cho nguyên nhân vì sao các cơn đau gout cấp thường xuất hiện vào ban đêm hoặc gần sáng khi lúc này nhiệt độ không khí bị hạ xuống.

Độ pH

Độ pH <5% kèm theo nồng độ acid uric ở mức 390 – 900 mol/l là điều kiện hình thành tinh thể urat

Độ pH <5% kèm theo nồng độ acid uric ở mức 390 – 900 mol/l là điều kiện hình thành tinh thể urat

Độ pH là tác nhân chủ yếu khiến acid uric kết tủa. Nếu độ pH >7% thì cho dù nồng độ acid uric trong máu có cao đến 12000 mmol/l thì cũng không thể hình thành tinh thể muối urat trong dịch khớp. Nhưng nếu độ pH trong cơ thể <5% với điều kiện nồng độ acid uric 390 – 900 mmol/l là yếu tố thích hợp để acid uric kết tủa tạo tinh thể urat.

Biến chứng khi tinh thể urat trong dịch khớp quá nhiều

Viêm khớp

Viêm khớp là biến chứng đầu tiên dẫn đến khi có tinh thể muối urat trong ổ khớp. Tinh thể muối urat có hình thể sắc nhọn, cứng gây ra đau đớn, sưng đỏ tại vị trí chúng lắng đọng. Kéo theo lâu ngày dẫn đến viêm khớp dạng gout, biến dạng khớp.

Khó khăn trong vận động

Các tinh thể muối urat lắng đọng càng ngày càng nhiều nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dần dần sẽ làm hạn chế vận động do các tinh thể này có khả năng làm biến dạng các khớp. Lâu ngày có thể phải tháo khớp, tàn phế.

Chăm chỉ luyện tập thể thao là cách chống lại nhiều bệnh tật

Nhiễm khuẩn

Các hạt tinh thể tophi có kích thước to ra sẽ bị vỡ khiến nhiễm trùng. Đặc biệt, những hạt ở vị trí dễ bị cọ xát như bàn chân, khớp ngón tay, đầu gối… Nặng hơn là gây nhiễm trùng huyết có khả năng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Cách phòng ngừa và điều trị hình thành tinh thể urat trong dịch khớp

Phòng tránh

Cách phòng tránh sự hình thành tinh thể urat trong dịch khớp là hạn chế uống rượu bia khiến hạ thấp độ pH trong cơ thể. Ăn điều độ những thực phẩm chứa nhân purin, với người mắc bệnh gout thì nên hạn chế mức tối đa ăn những loại thực phẩm này.

Chăm chỉ luyện tập thể thao là cách chống lại nhiều bệnh tật

Chăm chỉ luyện tập thể thao là cách chống lại nhiều bệnh tật

Dùng những bài thuốc giảm nồng độ acid uric để chặn đứng nguyên nhân dẫn đến hình thành tinh thể urat. Tăng cường bổ sung vitamin C, chất xơ, và 2 – 3 lít nước mỗi ngày là cách tích cực giảm nồng độ acid uric trong máu.

Luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ thể dẻo dai, kích thích hệ bài tiết làm việc hiệu quả hơn. Tránh để cơ thể làm việc áp lực, quá sức cân bằng nghỉ ngơi và làm việc để có sức khỏe tốt hơn.

Điều trị

Đối với các tinh thể urat mới hình thành có thể dùng các loại thuốc tây y hoặc đông y để phá vỡ cấu trúc. Giúp phân tách muối urat thành các tinh thể tự do dễ dàng đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Một số loại thảo dược có tác dụng lợi tiểu, bổ thận, kích thích hệ bài tiết như lá sa kê, lá lốt, trà dâu ngô, Tơm Trơng…

Đối với những trường hợp tinh thể muối urat quá dày cần đến sự can thiệp của phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ lội soi, cạo, sục, rửa để lấy hết đi các tổ chức ảnh hưởng đến các khớp xương. Đồng thời làm các bài vật lý trị liệu sau phẫu thuật để lấy lại khả năng vận động cho người bệnh.

Bài viết liên quan

Cách đào thải tinh thể muối urat

Chuyển hoá Purin và sự gia tăng acid uric máu hình thành bệnh gout

Đăng bởi: Dược sĩ Hương Giang

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status