Bệnh gout ở ngón chân cái là bệnh thường gặp và để lại nhiều hệ lụy nếu không được chữa trị kịp thời. Bởi vậy bên cạnh lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. 

Bệnh gout ở ngón chân cái là một bệnh phổ biến    

Bệnh gout hình thành do acid uric tăng cao trong cơ thể và lắng đọng thành những tinh thể muối urat hình kim tại khớp và các tổ chức quanh khớp. Trong đó, khớp ngón chân cái là vị trí tổn thương thường gặp nhất trong các khớp trên cơ thể. Số người bị gout ở ngón chân cái chiếm đến 70% trong những người mắc bệnh gout nói chung.

  Bệnh gout ở ngón chân cái phổ biến nhất hiện nay
Bệnh gout ở ngón chân cái phổ biến nhất hiện nay

Sở dĩ khớp xương này thường bị ảnh hưởng bởi vào khoảng nửa đêm về sáng khớp ngón chân cái là nơi có nhiệt độ thấp nhất cơ thể. Chính vì thế cơn gout thường khởi phát từ khớp này vào ban đêm. Những cơn đau này thường kèm theo hiện tượng sưng đỏ và có cảm giác nóng khi chạm vào. Ở giai đoạn nặng hơn các cơn đau gout sẽ lan dần đến các khớp khác như cổ chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay…

Giai đoạn cuối tại các khớp sẽ xuất hiện những hạt tophi, những hạt này có thể vỡ ra và gây viêm nhiễm. Người bệnh sẽ dễ bị hủy hoại khớp, đầu xương và sẽ rơi vào tình trạng tàn phế suốt đời. Nồng độ acid uric cao cũng sẽ ảnh hưởng đến một số cơ quan khác gây ra những bệnh lý như bệnh mạch vành, sỏi thận, suy thận…

Một số lời khuyên trong chế độ ăn uống sinh hoạt của người bị bệnh gout ở ngón chân cái

Gout là một căn bệnh nguy hiểm và ngày càng phổ biến với những biến chứng đáng sợ. Do đó khi phát hiện dấu hiệu của bệnh thì tốt nhất người mắc cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán một cách chính xác. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau cho người bệnh gout.

   Khi có dấu hiệu của bệnh gout ở ngón chân cái cần đến gặp bác sĩ ngay
Khi có dấu hiệu của bệnh gout ở ngón chân cái cần đến gặp bác sĩ ngay

Tuy nhiên thông thường khi bị đau nhức ở ngón chân cái thì người bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu. Bởi vậy khi phát hiện bệnh ngoài việc tuân theo chỉ định của bác sĩ thì việc áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học là rất cần thiết. Sau đây là một số lời khuyên dành cho bệnh nhân bị gout:

- Hạn chế thức ăn nhiều Purin: Đây là một lời khuyên mà người bị bệnh gout nên thực hiện. Bởi vì acid uric phần lớn được tạo ra bởi quá trình thoái giáng purin có trong những thức ăn hàng ngày. Hạn chế những thức ăn chứa nhiều purin như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, đồ chế biến sẵn, nấm, giá đỗ,… Sẽ giúp giảm bớt lượng acid uric trong cơ thể.

>>Tìm hiểu thêm: Hàm lượng purin của các loại thực phẩm người mắc gout cần biết

- Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích: Những thứ này chỉ khiến các cơn đau gout trở nên nghiêm trọng hơn.

- Tăng cường uống nước mỗi ngày để giúp quá trình bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể được dễ dàng hơn.

  Tăng cường uống nước mỗi ngày để giúp việc đào thải acid uric tốt hơn
Tăng cường uống nước mỗi ngày để giúp việc đào thải acid uric tốt hơn

- Kiểm soát lượng calo nạp vào để duy trì cân nặng là biện pháp tốt để giảm lượng acid uric trong máu, đồng thời giảm sức nặng của cơ thể lên các khớp.

- Bổ sung thêm rau xanh, hoa quả có tác dụng lợi tiểu để giúp giảm bớt lượng acid uric trong cơ thể.

- Thực hiện các vận động nhẹ nhàng để giúp khớp dẻo dai và tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật.

- Nên làm việc vừa phải, hạn chế căng thẳng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Bài viết liên quan

Bệnh gút và chế độ ăn uống tốt nhất

Biến chứng của bệnh gout khiến người bệnh “thừa sống thiếu chết”

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status