Hạt tophi là gì?

Hạt tophi là những u cục nhỏ nằm dưới da với chất bột màu trắng, có thể xuất hiện nhiều tại các vị trí ổ khớp và mô mềm xung quanh khớp, hình thành khi hàm lượng acid uric tăng cao. Hạt tophi khi xuất hiện rất nhỏ nhưng sẽ không ngừng phát triển thành những khối u cục màu trắng, cứng và không di động được. Kích thước của hạt tophi phát triển  một mức độ nào đó chỉ cần 1 tác động nhỏ hoặc do hạt kích thước quá to sẽ tự vỡ loét gây nhiễm trùng, hoại tử, vết thương rất khó lành. Tophi có thể được phát hiện bằng siêu âm, MRI và CT scan.

Giai đoạn cuối của bệnh sẽ xuất hiện các vòng xoắn bệnh lý rất phức tạp ngoài các tổn thương xương khớp, bệnh còn gây ra các bệnh mạn tính khác như sỏi thận, suy thận, tăng huyết áp, sơ vữa động mạch…

Vị trí xuất hiện hạt tophi trên cơ thể người bệnh gout

Các vị trí dễ xuất hiện hạt tophi nhất đó là: các khớp ngón và bàn chân, khớp các ngón và bàn tay, khủy tay, đầu gối, hai bên vành tai...

Vậy hạt tophi được hình thành như thế nào?

Sự hình thành hạt tophi nhanh hay chậm, sớm hay muộn phụ thuộc nhiều chủ yếu vào mức độ nghiêm trọng và thời gian tăng acid uric trong máu của người bệnh. Do đó sẽ không có ngưỡng acid uric chính xác để báo trước cho người bệnh biết được thời điểm  xuất hiện hạt tophi. Tuy nhiên, khi xuất hiện hạt tophi  có nghĩa là người bệnh đã rơi vào giai đoạn gout mạn tính, cần lựa chọn phương pháp điều trị đúng đắn để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin. Axit uric vốn là một axit yếu thường tồn tại dưới dạng muối monosodium urat và được hòa tan trong huyết tương.

Quá trình hình thành hạt tophi quanh khớp

Cơ chế hình thành hạt tophi và các giai đoạn của bệnh gout từ khi chỉ số a cid uric tăng cao

Muối urat được hình thành từ sự kết hợp của ion urat (ion urate là sản phẩm của acid uric) mang điện tích âm với ion natri mang điện tích dương trong huyết tương. Ở người bình thường muối urat tồn tại dưới dạng hòa tan, nó được bài tiết ra ngoài qua đường tiểu và đường ruột.
Điều kiện để muối urat hòa tan kết tủa dưới dạng tinh thể hình kim lắng đọng tại các tổ chức phụ thuộc vào : nồng độ muối urat tăng cao kéo dài (vượt qua điểm bão hòa), pH trong cơ thể, nhiệt độ giảm, sự xuất hiện của các protein trong dịch ngoại bào như: proteglycans, collagens và chondrotin sulphate tạo lõi cho hàng vạn phân tử muối bám vào tạo thành tinh thể hình kim.

1. Nồng độ muối urat tăng cao kéo dài

Giới hạn hoà tan của muối urat khoảng 6,8 mg/dl hay 420 μmol/L ở nhiệt độ 37 0C. Ở nồng độ cao hơn các tinh thể urat có thể sẽ bị kết tủa.
Do vậy, nếu vì một nguyên nhân nào đó làm gia tăng lượng axit uric ( ví dụ như ăn nhiều đồ ăn chứa nhiều purine) hoặc giảm khả năng bài tiết axit uric (ví dụ như suy thận) thì đều có thể gây ra hiện tượng muối urat kết tủa, tạo tiền đề cho các cơn đau gout cấp và các biến chứng của bệnh.

2. Độ pH trong cơ thể giảm

Ngoài nồng độ muối urate, độ PH sẽ ảnh hưởng đến khả năng kết tủa của loại muối này
pH pH >/= 7,0: Acid uric bão hòa với nồng độ từ 9480-12000 μmol/L, nghĩa là muối urat ở nồng độ cao mới gây ra muối urat kết tủa, gây ra hiện tượng đau cấp tính. Điều này giải thích tại sao nhiều bệnh nhân có nồng độ axit uric trong máu cao quá ngưỡng cho phép mà vẫn không thấy đau.

3. Nhiệt độ giảm

Nhiệt độ trong cơ thể càng thấp thì càng tạo điều kiện cho muối urat kết tủa và gây đau. Điều này giải thích tại sao bệnh nhân hay đau về đêm, hoặc khi trời lạnh.

Điều này cũng lý giải rằng tại sao thường xuất hiện ở đau ở những vị trí nhiệt độ thấp như vị trí các khớp chi đặc biệt các khớp bàn chân.

Khi hàm lượng acid uric trong cơ thể tăng cao, diễn ra ở những người bị suy giảm chức năng chuyển hóa thì axit uric sẽ phản ứng với cơ thể tạo thành các kết tủa hình kim muối urat tại các khớp, làm xuất hiện các cơn đau dữ dội. Những kết tủa tại các ổ khớp tích luỹ qua một thời gian dài sẽ gây ra các khối u cục nổi trên bề mặt da – đó chính là các hạt tophi.

Khi mới hình thành, hạt tophi thường rất nhỏ, có màu trắng và di động được. Tuy nhiên, khi hàm lượng acid uric tăng càng cao thì các hạt này bắt đầu to lên thành những khối u cục màu trắng, cứng và không di động được. Nếu không phát hiện kịp thời, các khối u cục to dần sẽ gây cản trở vận động dẫn tới tình trạng dính khớp, sụn xương đau nhức dữ dội và biến dạng, thậm chí tàn phế gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Các biến chứng của bệnh gout đang ngày càng tàn phá mạnh mẽ đến hệ cơ xương khớp, ảnh hưởng trực tiếp đến vận động, nhất là khi hạt tophi xuất hiện các hoạt động sẽ trở nên khó khăn hơn, đau đớn hơn, thậm chí khi khối u cục bị vỡ, vết thương sẽ khó lành có thể gây nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm.

Khi hạt tophi xuất hiện cũng là lúc người bệnh chuyển sang giai đoạn gout mạn tính, bắt buộc phải điều trị bằng thuốc trong thời gian dài. Thậm chí khi hạt tophi phát triển lớn hơn phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ và có thể để lại các di chứng nặng nề.

Vị trí xuất hiện:

Tinh thể mononatri urat thường được hình thành ở các bộ phận có nhiệt độ tương đối thấp hơn trong cơ thể bao gồm các khớp bàn ngón chân cái, các khớp bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và bàn tay. Do đó lí giải vì sao biểu hiện đầu tiên của sưng nóng đỏ đau (gout cấp) xuất hiện ở vị trí ngón chân cái. Các tinh thể cũng có thể lắng đọng trong các mô mềm xung quanh khớp và hình thành các hạt tophi, các hạt này cũng có thể hình thành trên sụn của tai.

Đặc điểm:

  • Thường gặp trong bệnh gout mạn tính
  • Tăng dần kích thước theo thời gian nếu không được điều trị đúng cách
  • Mật độ: mềm hoặc rắn (tùy thuộc vào hàm lượng acid uric trong máu/ thời gian lắng đọng muối urat tại ổ khớp)
  • Lúc đầu sờ vào mềm, có thể xuất hiện cơn, sau đó theo thời gian thì thành u cục cứng, không đau và nhân trắng.
  • Khi vỡ chảy ra chất dịch màu trắng đục như vôi bột hoặc như sữa đậu nành đã kết tủa. Khi xét nghiệm dịch thì phát hiện ra tinh thể urat.

Những nguy hại khi kích thước hạt tophi to dần và vỡ ra:

Khi hạt tophi vỡ nếu không xử lý đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tophi phát triển và vỡ ra có thể gây nhiễm trùng nếu không được xử lý đúng cách. Nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu, lở loét, hoại tử…

Xử lý khi hạt tophi vỡ:

Nguy hiểm khi hạt tophi vỡ và nở loét ở bàn tay

Khi hạt tophi vỡ (Nổ hạt tophi) rất dễ gây nhiễm trùng nếu không có biện pháp vệ sinh và xử lý đúng cách

  • Rửa sạch vết thương bằng nước muối ấm. Có thể sử dụng Oxy già để xử lý vết thương
  • Băng kín vết thương tránh vết thương hở gây nhiễm khuẩn
  • Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán và có biện pháp xử lý tùy theo mức độ nặng nhẹ

Làm thế nào để loại bỏ hạt tophi:

Biện pháp phẫu thuật:

 Xử lý khi hạt tophi bị vỡ tránh hậu họa khôn lường

Hình ảnh phẫu thuật gắp hạt tophi (tinh thể muối urat) ra khỏi khớp tay

Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị hiện đại và nhanh chóng nhất nhằm loại bỏ các hạt Tophi ra khỏi cơ thể. Từ đó, người bệnh sẽ được phục hồi chức năng và vận động xương khớp, ngăn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phẫu thuật loại bỏ hạt Tophi không được thực hiện phổ biến mà chỉ được bác sĩ chỉ định đối với những người bệnh nặng, có hạt Tophi to, nguy cơ vỡ hạt Tophi cao gây viêm nhiễm, lở loét.

Hạt Tophi cũng cần được loại bỏ sớm đối với những bệnh nhân có những bệnh lý khác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu và suy giảm chức năng gan, thận.

Tuy là phương pháp hiện đại và nhanh chóng nhất để loại bỏ hạt Tophi, nhưng việc phẫu thuật cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn như gây đau đớn kéo dài, lâu lành, nếu không kiêng cử tốt sẽ dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy…

Bên cạnh đó, việc phẫu thuật chỉ thật sự hiệu quả với những bệnh nhân không có quá nhiều hạt Tophi. Với những người có Tophi ở nhiều vị trí khác nhau thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện nhiều ca phẫu thuật.

Đồng thời, chi phí cho mỗi ca phẫu thuật cũng rất tốn kém nên không phải ai cũng có đủ điều kiện để có thể thực hiện phương pháp này.

Lưu ý: Sau khi phẫu thuật hạt tophi, người bệnh vẫn cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để ngăn chặn sự tái xuất hiện của hạt tophi.

Biện pháp mới trong loại bỏ tận gốc hạt tophi(không phẫu thuật):

Hiện nay, người bệnh thường lựa chọn cho bệnh gout của mình loại sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên giúp hòa tan những tinh thể acid uric lắng đọng tại ổ khớp, chuyển hóa ngược lại vào máu và đào thải ra ngoài thận điển hình là sản phẩm Hoàng Tiên Đan để mang lại hiệu quả an toàn mà lâu dài. Với thành phần hoạt chất chính trong Tơm trơng, Khúc khắc, Dâm dương hoắc giúp giảm kích thước hạt tophi và ngăn chặn sự phát triển của hạt tophi, ngăn ngừa hạt tophi xuất hiện và giảm đáng kể sự bùng phát cơn đau cấp tính tại vị trí lắng đọng. Lưu ý trong thời gian sử dụng, người bệnh cần phải uống đủ nước và bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý ( kiêng rượu bia, những thực phẩm chứa nhiều purin…).

Hoạt chất có thể hòa tan mối urats - hạt tophi

Một mặt phytosterol cân bằng rối loạn chuyển hóa cholesterol, rối loạn chuyển hóa acid uric thành muối urat tại các khớp một mặt tăng cường chức năng đào thải acid uric của thận đồng thời ức chế gan kích thích tăng sinh enzym Xanthinoxydase chuyển hóa Hypoxanthin và Xanthin thành acid uric đó là lý do những bệnh nhân có hạt tophi nhỏ và mềm khỏi hẳn gout trong thời gian ngắn

Các chuyên gia của 2 trường Đại Y Dược hàng đầu Việt Nam là Đại học Y Dược Huế và Đại học Y Dược TP. HCM đã tìm ra hoạt chất Phytosterol có trong cây Tơm Trơng ở Tây Nguyên – thành phần then chốt của Hoàng Tiên Đan - có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của hạt tophi, ngăn ngừa hạt tophi xuất hiện và giảm đáng kể sự bùng phát cơn đau cấp tính tại vị trí lắng đọng. 

Tuy nhiên, do gút là một bệnh do rối loạn chuyển hóa nên song song với việc sử dụng Hoàng Tiên Đan người bệnh gút cần phải kết hợp chặt chẽ với lối sinh sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý để đạt được hiệu quả cao trong điều trị bệnh. 

Với kích thước hạt tophi lớn, xuất hiện lâu năm, người bệnh nên sử dụng phương pháp phẫu thuật phù hợp để giảm kích thước hạt tophi và hạn chế sự khó chịu đau đớn của cơn đau gút.

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status