Vẫn biết axít uric cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gút nhưng để điều trị triệt để bệnh gút thì giảm axít uric thôi là chưa đủ. Song nghịch lý là có đến 95% người bệnh gút tại Việt Nam nghĩ rằng giảm axít uric là giải pháp trị gút duy nhất hiện nay.

Lý do khiến 95% người bệnh gút “tôn sùng” việc trị gút bằng giảm axít uric

“Có tận mắt chứng kiến cách trị gút tại Việt Nam mới thấy còn nhiều lắm những bất cập, khó khăn” – Đó là chia sẻ của một chuyên gia sau nhiều năm theo dõi và điều trị cho hàng trăm bệnh nhân gút. Theo ông, tại Việt Nam, đang tồn tại một vấn đề nan giải là sự cảm tính và thói quen lại được lòng người bệnh gút nhiều hơn là các công trình nghiên cứu đã được kiểm nghiệm lâm sàng. Bởi vậy mới có chuyện, 95% người bệnh gút chỉ chăm chăm tìm cách giảm chỉ số axít trong máu mà không biết rằng, có giảm muôn đời thì chưa chắc đã thoát khỏi sự hoành hành của bệnh gút.

Giải pháp giảm axit uric trong máu

Rất nhiều người tìm mọi cách để giảm axít uric

Chuyên gia này cũng lý giải, ngoài thói quen và sự lan truyền miệng thì nhiều người vẫn kiên quyết trị gút bằng giảm axít uric là do khi sử dụng thuốc giảm axít uric người bệnh gút sẽ cắt được cơn đau nhanh chóng, cơ thể cũng nhẹ nhõm, khoan khoái hơn. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng đã khỏi được gút nên những lần sau đó, cứ mỗi lần bị gút họ lại tìm đến phương pháp này.

Về bản chất, axít uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin. Trong điều kiện bình thường, axít uric hòa tan trong máu, đi qua thận và được loại bỏ trong nước tiểu nhưng nếu chế độ ăn uống có nhiều chất có chứa purin như thịt đỏ, phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan, bia rượu… khiến tăng tổng hợp axít uric hoặc do chức năng của thận suy giảm khiến giảm đào thải axít uric làm cho lượng axít uric trong máu tăng cao (nam trên 420 μmol/lít, nữ trên 360 μmol/lít).

viêm sưng đau nhưng chưa chắc đã phải bệnh gout

Axít uric tăng cao chưa chắc đã là bệnh gút

Đặc biệt, lâu nay, axít uric cao vẫn được coi là chỉ số quyết định trong việc chẩn đoán người bệnh có bị bệnh gút hay không càng khiến nhiều người ngộ nhận rằng chỉ cần giảm axít uric là có thể loại bỏ được gút. Nhưng trên thực tế thì nồng độ axít uric trong máu tăng cao nhưng chưa xuất hiện các cơn gút cấp thì chưa phải gút. Mà chỉ khi nào, lượng axít uric trong máu tăng cao kéo dài, lắng đọng tinh thể urat ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp, khi đó, tăng axít uric máu mới phát triển thành bệnh gút.

Một điều cần lưu ý nữa là axít uric cao có thể là sự cảnh báo của các bệnh lý về tim mạch, suy tim, tăng huyết áp và tiểu đường. Cá biệt ở một số trường hợp, người bệnh bị gút nhưng lại có chỉ số axít uric rất thấp. Do đó, có thể thấy, chỉ số axít uric chỉ có tính chất tham khảo và giảm axít uric không phải là giải pháp tối ưu trong điều trị bệnh gút.

Bóc trần các phương pháp giảm axít uric hiện nay

Để hạ axít uric, nhiều người bệnh gút đã tìm đến rất nhiều “cứu cánh”, trong đó, điển hình nhất là các cách sau đây:

- Tăng cường thực phẩm ít nhân purin: Không ít người bệnh sẵn sàng “bóp mồm bóp miệng”, thậm chí “nói không” với các thực phẩm giàu đạm, phủ tạng động vật vì sợ làm tăng chỉ số axít uric và tái phát bệnh gút. Thay vào đó, họ thường xuyên dùng các thực phẩm không có hoặc ít có nhân purin, uống nhiều nước để giảm tổng hợp axít uric và tăng cường đào thải axít uric qua đường tiết niệu. Những thực phẩm này bao gồm: dưa leo, củ sắn, cà chua, táo, rau cải, ngũ cốc, bưởi, dưa hấu, cam…

thực phẩm giàu vitamin rất tốt cho bệnh nhân gout

Thực phẩm giàu vitamin C có lợi cho người bệnh gút

Thực hiện chế độ ăn uống kiêng kem khi bị bệnh gút là rất tốt, tuy nhiên, nếu ăn uống quá kham khổ trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh sụt giảm sức khỏe và không đủ minh mẫn để phán đoán hoặc giải quyết công việc. Cơ thể không khỏe, càng khiến bệnh gút được thể tác oai tác quái, người bệnh dễ rơi vào cảnh “bò lành chữa bò què”.

- Luyện tập thể dục thể thao: Vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo, đào thải tốt axít uric nên tùy vào tình trạng sức khỏe, người bệnh có thể lựa chọn các môn thể thao như đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông, bóng bàn hoặc bơi lội để tập luyện. Nhưng cần nhớ là không nên cố quá sẽ thành “quá cố”.

- Sử dụng các bài thuốc dân gian: Các bài thuốc dân gian trị gút từ lá vối, lá tía tô, trầu không, lá lốt, đậu xanh… cũng là lựa chọn của nhiều người bệnh gút nhờ khả năng giảm axít uric dạng ức chế, tăng đào thải dạng lợi tiểu. Song, nhược điểm của phương pháp này là cần phải kiên trì, mất nhiều thời gian và không thuận lợi cho những người bận rộn. Bên cạnh đó, liều lượng sử dụng và hiệu quả thực sự của các bài thuốc này hiện vẫn là dấu chấm hỏi với giới chuyên môn. Đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào khẳng định tác dụng trị gút của các bài thuốc này.

Thuốc hạ axit uric

Thuốc hạ axit uric – cứu cánh của người bệnh gút

- Thuốc hạ axít uric: Bên cạnh thuốc giảm đau thì nhóm thuốc thải axít uric như Sulphipyrazon, Benzbromazon và Probenecid là “vật bất li thân” của nhiều người bệnh gút. Bởi những loại thuốc này có tác dụng giảm nồng độ axít uric tức thời, đưa axít uric về ngưỡng an toàn, giúp người bệnh tránh xa được các cơn đau gút nên rất được lòng người bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại thuốc trên sẽ gây dị ứng, mẩn ngứa, nhờn thuốc, khó kiểm soát được chỉ số axít uric, gây suy thận, sỏi thận, thận ứ nước và thậm chí là tử vong.

Có câu, “đừng đùa với lửa, kẻo có ngày bị lửa đốt cháy”, câu nói này rất hợp với người bị bệnh gút đang “tôn thờ” việc trị gút bằng giảm axít uric. Người bệnh gút cần nhớ rằng, đừng vì bệnh gút khó chữa mà chấp nhận sống chung với gút, đừng nghĩ chỉ có giảm axít uric mới là cách duy nhất để điều trị gút vì thực tế, đây chỉ là cách trị gút từ phần ngọn nên nếu dừng sử dụng sẽ khiến axít uric tăng trở lại và làm tái phát bệnh gút.

Thế kỷ 21 rồi, hãy trị gút tận gốc từ căn nguyên của thận!

Sau nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học trong nước và thế giới đã khẳng định: chức năng đào thải của thận suy yếu mới là căn nguyên chính gây ra bệnh gút và gút mạn tính. Do đó, để trị dứt điểm tận gốc thì cần đi từ thận, tìm cách bồi bổ, khôi phục, cải thiện chức năng đào thải axít uric của thận, có như thế mới có thể loại bỏ được hoàn toàn nỗi lo về bệnh gút.

Sản phẩm hoàng tiên đan

Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo bệnh gút

Thông tin này chắc hẳn sẽ làm “chấn động” 95% người bệnh đang trị gút bằng việc giảm axít uric. Song vì đại cuộc, hãy áp dụng cách trị bệnh gút mang tính đột phá này, chắc chắc sẽ giúp người bệnh hái được quả ngọt sau nhiều ngày gieo.

Thêm một minh chứng để trấn an những ai còn nghi ngờ về giải pháp trị gút từ căn nguyên của thận là mới đây, hai trường Đại học Y Dược hàng đầu Việt Nam là Đại học Y Dược Huế và Đại học Y Dược TP. HCM đã phát hiện: Hoạt chất Phytosterol trong cây Tơm Trơng từ núi rừng Tây Nguyên có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng đào thải axít uric của thận, từ đó giúp khống chế và trừ khử bệnh gút từ căn nguyên của thận.

Chưa hết, hoạt chất Phytosterol còn được một viện khoa học uy tín tại Mỹ khẳng định có tác dụng giảm đau, chống sưng viêm một cách tự nhiên, giúp người bệnh gút dễ dàng thoát khỏi những cơn đau gút. Đặc biệt khi cây Tơm Trơng được kết hợp với các thảo dược quý Khúc Khắc, Dâm Dương Hoắc sẽ gia tăng tác dụng trị gút một cách kỳ diệu. Không chỉ giúp người bệnh gút đưa chỉ số axít uric về ngưỡng an toàn, kiểm soát chỉ số axít uric trong tầm tay mà bộ ba thảo dược này còn giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau, nóng đỏ tại các ổ khớp, tiêu diệt bệnh gút tận gốc và ngăn ngừa bệnh gút tái phát trở lại. Bộ 3 thảo dược trên hiện đã được bào chế thành viên nang tiện dụng Hoàng Tiên Đan – tiêu tan nỗi lo bệnh gút.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

>> Những mẹo vặt điều trị bệnh gout đơn giản tại nhà

>> Phương pháp chữa bệnh gout bằng diện chẩn

>> Bệnh gout mãn tính và những biểu hiện đặc trưng

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status