https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Đau nhức gáy, thắt lưng có phải bị gout, cùng tìm hiểu?

Đau nhức gáy, thắt lưng là những cơn đau thường gặp ở rất nhiều người. Tuy nhiên bạn cũng đang phân vân không biết những triệu chứng này có liên quan đến bệnh gout không. Bởi bệnh này có dấu hiệu đau ở rất nhiều khớp và hiện nay bệnh gout đang rất phổ biến. Cùng tìm hiểu thông tin để trả lời cho câu hỏi đau nhức gáy, thắt lưng có phải bị gout không?

Nguyên nhân khiến đau nhức gáy, thắt lưng

Đau nhức gáy, thắt lưng là những cơn đau thường gặp tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

+ Đau do căng cứng, quá tải: Một số bệnh do căng cứng quá tải như giãn dây chằng lưng, căng cơ cũng khiến người bệnh bị đau nhức gáy, thắt lưng.

+ Những tổn thương trong cấu trúc xương khớp như rách đĩa đệm, phồng đĩa đệm, đau thần kinh tọa, viêm khớp, đau vai gáy cũng khiến người bệnh bị đau nhức gáy, thắt lưng.

Tình trạng đau nhức gáy, thắt lưng đến từ rất nhiều nguyên nhân

Tình trạng đau nhức gáy, thắt lưng đến từ rất nhiều nguyên nhân

+ Tình trạng đau nhức gáy, thắt lưng cũng do đặc thù công việc phải ngồi quá lâu và lười vận động.

+ Một số ca phẫu thuật áp dụng phương pháp gây tê tủy sống cũng khiến người bệnh bị đau lưng.

+ Bệnh gout cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng đau nhức gáy và thắt lưng.

Thông thường bệnh này sẽ bắt đầu từ khớp ngón chân cái tuy nhiên có nhiều trường hợp người bệnh bị đau khớp thần kinh ở vị trí hai bên của xương chậu vì thế có thể gây ra các cơn đau thắt lưng. Khi đến giai đoạn mạn tính bệnh này còn có thể khiến người bệnh bị đau nhiều khớp cùng một lúc.

Biểu hiện của bệnh gout

Với những thông tin trên bạn đã có thể trả lời được câu hỏi đau nhức gáy, thắt lưng có phải bị gout không? Tuy nhiên để phát hiện được bệnh này rất khó khăn và thường bị nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp khác. Chính vì thế nếu có các dấu hiệu dưới đây người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

+ Đau khớp dữ dội: Khi bị mắc bệnh gout người bệnh có thể có những cơn đau dữ dội ở các khớp. Ban đầu cơn đau sẽ kéo dài liên tục trong vòng 4 – 12 giờ sau đó giảm dần và hết hẳn sau khoảng 7 – 10 ngày.

+ Những cơn đau này thường sẽ xuất hiện và dữ dội hơn về đêm khiến người bệnh bị mất ngủ.

Những cơn đau gout cấp dữ dội hơn khi về đêm

Những cơn đau gout cấp dữ dội hơn khi về đêm

+ Khi các cơn đau xuất hiện vùng da quanh các khớp sẽ bị đỏ và sưng lên. Sau khi các cơn đau dịu đi thì vùng da đó sẽ bị ngứa, bong tróc.

+ Các cơn đau sẽ xuất hiện theo đợt cách nhau từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào việc kiểm soát bệnh.

+ Khi có các cơn đau gout cấp người bệnh sẽ gặp khó khăn khi vận động và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Cần làm gì khi bị đau nhức gáy, thắt lưng?

Bởi vì bạn chưa thể biết chính xác việc đau nhức gáy, thắt lưng có phải bị gout không? Chính vì thế nếu có triệu chứng đau nhức thì tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và làm một số xét nghiệm từ đó xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng này là gì? Và cũng để biết được mức độ tình trạng bệnh từ đó có phương pháp điều trị phù hợp

Sau khi đã chẩn đoán đúng là triệu chứng của bệnh gout thì bạn nên tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ.  Đồng thời cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh gout một cách tốt nhất. Chế độ ăn uống thích hợp nhất đó chính là hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều purin như hải sản, thịt đỏ, một số loại rau như giá đỗ, nấm… Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống có chứa cồn như bia, rượu.

Nên có chế độ ăn uống và vận động hợp lý để kiểm soát bệnh gout

Nên có chế độ ăn uống và vận động hợp lý để kiểm soát bệnh gout

Đồng thời người bệnh cũng nên tăng cường ăn những món ăn chế biến từ rau củ. Và uống đủ nước để loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó cần thực hiện chế độ vận động hợp lý để tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai của xương khớp.

Đau nhức gáy, thắt lưng có phải bị gout không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tuy nhiên để tìm câu trả lời chính xác nhất thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Vì sao suy thận lại dẫn đến bệnh gút mạn tính?

Bệnh gout – “Thủ phạm” làm gia tăng các bệnh lý tim mạch

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33