Việc phân biệt đúng triệu chứng của bệnh gout sẽ giúp ích rất lớn cho việc điều trị bệnh đi đúng hướng và đạt kết quả tốt. Nhiều người thắc mắc bệnh gout có sốt không? Có ý kiến cho rằng bệnh gout không gây sốt nhưng cũng có người cho rằng gout có gây sốt. Vậy sự thật là như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế bệnh gout chính là một dạng của viêm khớp, bệnh thường xảy ra do sự gia tăng quá mức acid uric ở trong máu. Bình thường các acid uric này sẽ được đào thải qua đường tiểu nhưng khi hàm lượng acid uric này quá nhiều, thận không thể đào thải hết được. Vì thế chúng có cơ chế tạo thành các hạt tinh thể sắc cạnh tích tụ trong các khớp, từ đó gây sưng, viêm và đau khớp, ta gọi đó là gout.

Bệnh gout có sốt không?

Thực tế các triệu chứng của bệnh gout khá rõ ràng và dễ nhận biệt. Triệu chứng đặc trưng của bệnh đó là gây đau nhức dữ dội ở các khớp xương. Các khớp phải gánh chịu hậu quả do gout gây ra phải kể đến như khớp ngón chân, khớp chân, khớp cổ chân, khớp ngón tay, khớp tay, khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay….

Sốt là một trong các triệu chứng xảy ra khi bị gout. 
Sốt là một trong các triệu chứng xảy ra khi bị gout.

Ngoài triệu chứng đau nhức, sưng tấy, viêm khớp, bong tróc vùng da bị khớp người bệnh còn bị sốt. Như vậy có thể khẳng định người bị gout có bị sốt, nhưng thường là sốt nhẹ, không sốt quá cao, cũng có trường hợp sốt kèm theo ớn lạnh, rét run.

Sở dĩ người bị gout có biểu hiện sốt là bởi lúc này các khớp đã bị viêm, dẫn tới sưng tấy. Vì thế cơ thể thường phản ứng bằng cách tạo ra hiện tượng sốt để chống lại các vi khuẩn xâm nhập vết thương. Nói cách khác sốt là triệu chứng bình thường giúp tổn thương không bị vi khuẩn tấn công khi đang viêm sưng.

Bên cạnh đó người bị gout thường bị đau đớn nhiều, nhất là khi các cơn gout cấp tính mới xuất hiện sẽ gây đau dữ dội, đau tấy nhức. Vì đau quá cũng sẽ làm cho thân nhiệt tăng cao, người bệnh vì thế mà cũng sẽ có biểu hiện bị sốt nhẹ.

Đặc biệt khi bệnh chuyển sang nặng, bị gout mạn tính mà người bệnh không có các biện pháp đối phó kịp thời thì các hạt tophi ở khớp sẽ vỡ ra, làm nhiễm trùng khớp. Lúc này rất có thể người bệnh sẽ bị sốt cao liên tục do nhiễm trùng, cực kỳ nguy hiểm.

Người bị gout thường sốt nhẹ, cũng có thể rét run. 
Người bị gout thường sốt nhẹ, cũng có thể rét run.

Ngoài sốt, người bệnh còn thấy mệt mỏi, khó chịu, ăn uống kém, đi lại khó khăn. Ở giai đoạn mạn tính, khớp còn nổi các hạt tophi dưới da làm biến dạng khớp, gây mất thẩm mỹ. Sốt do gout gây ra mà không được xử lý sớm sẽ gây mệt mỏi, mất nước, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, vì thế không được phép chủ quan.

Cách xử lý khi bị sốt do gout gây ra

Lúc này việc mà người bệnh cần làm đầu tiên sau khi phát hiện bản thân bị sốt đó là đo nhiệt độ xem bạn sốt bao nhiêu độ, sốt nhẹ hay nặng để có hướng điều trị kịp thời. Đối với trường hợp chỉ sốt nhẹ thì bạn chỉ cần áp dụng các cách sau:

- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt

- Dùng khăn xô mềm vắt nước ấm rồi lau trán, bẹn, nách, hậu môn, chân tay

- Uống nhiều nước lọc và cả nước hoa quả để bù nước, hỗ trợ hạ sốt tốt

Đối với trường hợp bệnh gout gây sốt nặng trên 38,5 độ C cần phải uống thuốc hạ sốt. Nhưng cũng cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ để chọn loại thuốc phù hợp, tránh dùng bừa bãi có thể làm ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Tuy nhiên các biện pháp trên chỉ là giúp hạ sốt tức thời, một khi bệnh gout còn thì sốt sẽ còn xuất hiện nhiều. Chính vì thế cần phải chủ động điều trị bệnh từ căn nguyên gốc rễ bệnh, sử dụng các thuốc điều trị gout, ức chế sản xuất acid uric, tăng cường đào thải acid uric ra ngoài, giảm đau và giúp bệnh mau chóng khỏi.

  Điều trị gout kịp thời để tránh các biến chứng do bệnh gây ra.
Điều trị gout kịp thời để tránh các biến chứng do bệnh gây ra.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống sao cho phù hợp:

+ Tránh ăn những thức ăn chữa nhiều đạm và purin như: hải sản, các loại thịt động vật có màu đỏ, nội tạng động vật, thực phẩm giàu đường… Bởi chính các thực phẩm này là nguyên nhân làm cho bệnh nặng hơn và khiến cho quá trình điều trị khó khăn hơn.

+ Tăng cường ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh. Đây chính là nguồn thực phẩm quan trọng chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất xơ cần thiết hỗ trợ điều trị gout tốt hơn.

+ Uống nhiều nước hơn mỗi ngày để giúp đào thải acid uric ra ngoài.

+ Không được sử dụng rượu bia, cafe lẫn các chất kích thích khác.

+ Thường xuyên tập thể dục thể thao mỗi ngày cải thiện tình trạng xương khớp.

+ Duy trì cân nặng ở mức ổn định kết hợp chế độ giảm cân phù hợp nếu bị béo phì.

Bài viết liên quan

Bệnh gout mãn tính và những biểu hiện đặc trưng

Những thực phẩm nên có trong chế độ ăn cho người bệnh gout

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status