https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Nguyên nhân, biến chứng thường gặp và cách điều trị suy thận giai đoạn cuối

Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng bệnh nguy hiểm khiến toàn bộ chức năng của thận bị suy giảm. Với tình trạng này người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị và phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây suy thận giai đoạn cuối

Suy thận mạn là bệnh gây tổn thương lâu dài ở thận từ vài tháng cho đến vài năm. Nguyên nhân dẫn đến suy thận giai đoạn cuối chủ yếu là do tăng huyết áp và đái tháo đường.

  Nguyên nhân gây suy thận giai đoạn cuối.
Nguyên nhân gây suy thận giai đoạn cuối.

Người bị tăng huyết áp sẽ dẫn đến việc làm tăng áp lực lên các thành mạch máu nhỏ trong thận. Từ đó sẽ gây nên tình trạng tổn thương thận. Các vấn đề xảy ra trên mạch máu là nguyên nhân chính gây cản trở nhiệm vụ lọc máu của thận khiến thận bị suy.

Đối với người bị đái tháo đường thì người bệnh sẽ có nồng độ đường huyết cao hơn bình thường do chức năng phân giải glucose trong máu bị suy giảm. Tình trạng này diễn biến lâu dài sẽ gây hại cho thận và dẫn đến tình trạng thận bị suy.

Ngoài hai nguyên nhân cơ bản trên thì còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng suy thận giai đoạn cuối như:

+ Người mắc viêm cầu thận và cầu thận xảy ra tình trạng viêm nhiễm.

+ Người bị sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu lâu dài, một số loại ung thư hay việc tuyến tiền liệt tăng sinh quá mức.

+ Hội chứng trào ngược bàng quang khiến nước tiểu không đi ra ngoài mà chảy ngược vào thận.

+ Người bẩm sinh đã có bất thường ở ổ bụng.

Cách chẩn đoán suy thận giai đoạn cuối

Khi có nghi ngờ bệnh suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ kiểm tra về sức khỏe thể chất, đồng thời thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng chức năng của thận như:

+ Xét nghiệm nước tiểu: Phương pháp này giúp kiểm tra xem trong nước tiểu có xuất hiện protein và máu hay không. Nếu các thành phần đó có trong nước tiểu thì đây là cảnh báo thận hoạt động không được bình thường.

+ Xét nghiệm creatinin huyết thanh: Creatinin là một loại chất thải cần loại bỏ ra ngoài cơ thể qua thận. Xét nghiệm sẽ giúp kiểm tra xem trong máu có tích tụ creatinin hay không. Nếu có chứng tỏ thận đã không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

  Kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm để xác định suy thận mạn tính.
Kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm để xác định suy thận mạn tính.

+ Xét nghiệm ure máu (BUN): Phương pháp này giúp xác định nồng độ ure trong máu.

+ Ước tính mức độ lọc cầu thận (GFR): Phương pháp này thể hiện mức độ lọc của cầu thận.

Biến chứng thường gặp của suy thận giai đoạn cuối

Suy thận giai đoạn cuối nếu không được phát hiện và có phương pháp can thiệp điều trị kịp thời thì sẽ gây nên những biến chứng như:

+ Chức năng lọc của thận suy giảm khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng.

+ Xuất hiện triệu chứng da khô và có biểu hiện ngứa dẫn đến nhiễm trùng da.

+ Nồng độ đường huyết bị thay đổi.

+ Có bất thường ở nồng độ chất điện giải.

+ Gây đau nhức xương, các khớp và cơ.

+ Xương bị suy yếu dần đi.

+ Gây một số tổn thương ở thần kinh.

Suy thận giai đoạn cuối thường gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Suy thận giai đoạn cuối thường gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Chưa hết, khi bị suy thận giai đoạn cuối người bệnh còn có thể xuất hiện một số biến chứng tuy ít gặp nhưng có mức nghiêm trọng như:

+ Gây nên các vấn đề về mạch máu và tim mạch

+ Gây tích tụ dịch nhầy ở phổi

+ Gây suy gan

+ Gây cường cận giáp

+ Thiếu máu, suy dinh dưỡng

+ Chảy máu dạ dày và ruột

+ Xương yếu, rối loạn xương khớp

+ Ảnh hưởng đến thần kinh gây mất trí nhớ

+ Co giật

Phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối

Khi mắc suy thận giai đoạn cuối thì phương pháp điều trị tốt nhất đó là lọc máu, chạy thận hoặc cấy ghép thận. Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống hàng ngày cũng là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ là rất cần thiết. Đặc biệt để ngăn ngừa suy thận giai đoạn cuối những người bị tăng huyết áp và đái tháo đường cần có biện pháp kiểm soát tình trạng bệnh của mình tốt nhất. Loại thuốc thường được chỉ định sử dụng đó là thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) hoặc thuốc ức chế men chuyển (ACEI).

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng vắc xin trong phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng của suy thận giai đoạn cuối. Theo nghiên cứu, vắc xin viêm gan B và vắc xin ngừa phế cầu khuẩn Pneumo (PPSV23) là 2 loại vắc xin mang đến chuyển biến tích cực, hỗ trợ tối đa trong điều trị suy thận giai đoạn cuối.

Bài viết liên quan

> Những biến chứng của suy thận bạn cần biết

> Suy thận mạn có chữa được không?

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33