Bệnh Gout được phát hiện từ những thế kỉ V TCN, tuy nhiên đến cuối thế kỉ XIX, Schelle Bargman và Wollaston mới tìm thấy vai trò của acid uric trong nguyên nhân gây bệnh. Trong suy nghĩ của nhiều người thì Gout là “bệnh nhà giàu” vì chỉ có nhà giàu mới có nhiều thịt, cá, hải sản để ăn, lâu ngày sinh ra Gout. Hiện nay, khi đời sống phát triển, tỉ lệ người bị tăng acid uric và người bị bệnh Gout tăng lên rất nhiều, phổ biến ở nhiều đối tượng. Vậy mối liên quan giữa thức ăn đưa vào cơ thể và tăng acid uric máu là gì?

Mức acid uric bình thường trong cơ thể

Trong cơ thể, acid uric là sản phẩm thoái giáng từ các hợp chất có nhân purin, được thải trừ chủ yếu qua thận. Bình thường, lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 70mg/l (420mcmol/l) đối với nam; 60mg/l (360 mcmol/l) đối với nữ và được giữ ở mức độ hằng định do có sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này. Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng quá trình này (tăng tổng hợp hoặc giảm thải trừ) đều làm tăng acid uric.

Nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric trong cơ thể

Có nhiều nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric  như: Tăng tạo acid uric do tăng purin ngoại sinh ( từ nguồn thức ăn đưa vào), tăng tạo aicd uric bẩm sinh (do các bất thường về enzym) hoặc tăng tạo aid uric trong các bệnh lý hoặc dùng  thuốc. Trong đó, nguyên nhân gây tăng sản xuất acid uric do tăng purin ngoại sinh (do chế độ ăn uống thức ăn nhiều đạm có chứa nhân purin) vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất.

Acid uric là một acid yếu, nhanh chóng bị ion hóa tạo thành muối urat hòa tan, nếu nồng độ cao, những muối urat này nhanh chóng  tạo thành kết  tủa và lắng đọng tại các ổ khớp, sụn, xương gây viêm, sưng, đau dữ dội tại các khớp, đó là dấu hiệu đặc trưng của cơn Gout cấp.

cơ chế chuyển hóa acid uric thành muối urat

Khi các hợp chất chứa nhân purin thoái giáng nhiều làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Cơ chế chuyển hóa thức ăn chứa nhân purin thành acid uric khi vào trong cơ thể.

Một số thức ăn chứa hàm lượng purin cao như: thịt đỏ - thịt động vật 4 chân (thịt bò, thịt chó, thịt dê...), nội tạng động vật,  một số loại thực vật như măng tây, giá đỗ, cà chua, đậu nành, bia rượu... khi vào cơ thể được chuyển hóa và làm tăng nồng độ acid uric máu.

  • Quá trình tổng hợp acid uric từ thức ăn diễn ra chủ yếu ở gan, một số ít ở ruột dưới tác dụng của nhiều enzym như xanthin oxydase, nucleotidase..., acid uric tạo thành được bài xuất chủ yếu qua thận, một phần bị một số vi khuẩn trong phân phân hủy.
  • Cơ chế chuyển hóa acid uric từ thức ăn vào cơ thể

Các thức uống có cồn như rượu, bia ảnh hưởng  như thế nào đến acid uric?

Bia, rượu cũng chính là nguồn cung cấp purin dồi dào  vào cơ thể, làm tăng dịch hóa các Nucleotid có nhân purin, làm tăng dị hóa ATP thành AMP, tăng sản xuất acid uric. Rượu tuy không cung cấp nguồn purin dồi dào như bia nhưng quá trình chuyển hóa của rượu trong cơ thể gây rối loạn chuyển hóa acid uric: khi vào cơ thể rượu chuyển hóa qua gan thành Acid lactic là một chất không độc và thải ra ngoài qua thận. Việc tăng acid lactic gây acid hóa nước tiểu, làm giảm thải trừ acid uric dẫn đến tăng acid uric máu và tăng lắng đọng các tinh thể urat tại thận gây sỏi thận và lâu ngày có thể dẫn đến suy thận. Nếu lượng rượu bia đưa vào cơ thể nhiều, gan thận liên tục phải hoạt động và dần suy giảm chức năng, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các hợp chất trong cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Bảng hàm lượng purin trong các loại thực phẩm chuyển hóa thành acid uric

Giải pháp ức chế tổng hợp acid uric từ thức ăn

Cây Tơm trơng chứa hoạt chất Phytosterol có tác dụng ức chế hoạt động của enzyme Xanthinoxydase – là hoạt chất có vai trò chuyển hóa các tiền chất Hypoxanthin và Xanthin thành acid uric. Vì vậy có tác dụng ức chế tổng hợp acid uric từ nguồn thức ăn đưa vào, giúp duy trì ổn định nồng độ acid uric trong máu. Ngoài ra còn có tác dụng giảm Cholesterol máu ngăn ngừa tình trạng xơ vữa mạch máu, chống loét, chống ung thư, chống nấm, chống oxy hóa, cải thiện chức năng miễn dịch, bất hoạt chất độc tế bào, cải thiện tuần hoàn não, mạch vành, tim, gan... và bổ sung nhiều nguyên tố vi lượng cho cơ thể.

Hiện, hoạt chất Phytosterol trong cây Tơm trơng đã được nghiên cứu, bào chế thành viên nang uống tiện dụng Hoàng Tiên Đan. Đặc biệt, khi hoạt chất Phytosterol trong cây Tơm trơng được kết hợp với các thảo dược quý là Khúc khắc (chứa hoạt chất saponin, tanin có tác dụng chống viêm, giảm nhanh tình trạng sưng đau ở các ổ khớp, mô tổ chức quanh khớp ở bệnh nhân Gout) và Dâm dương hoắc (có hoạt chất chính gồm các flavonoid, nổi bật nhất là icarriin có công dụng bổ thận) sẽ giúp gia tăng tác dụng đào thải acid uric, hạ acid uric của thận theo hướng tự nhiên, giúp giảm triệu chứng, phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ phát triển của bệnh Gout.

Sự kết tinh của bộ 3 thảo dược quý là Tơm trơng, Khúc khắc và Dâm dương hoắc cũng giúp Hoàng Tiên Đan trở thành sản phẩm duy nhất trên thị trường có khả năng tăng cường chức năng của thận, đào thải axit uric hiệu quả, giữ nồng độ axit uric trong máu ở mức độ an toàn, giảm các triệu chứng sưng đau, nóng đỏ, đánh tan các cục tophi mãn tính đồng thời còn giúp cải thiện chức năng sinh lý cho người bệnh Gout.

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status