Bệnh gout là bệnh liên quan đến xương khớp do quá trình rối loạn chuyển hóa gây nên. Nguyên nhân gây bệnh thường là do di truyền hoặc do việc ăn uống không lành mạnh. Để xác định bệnh sớm, bạn cần biết được các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout cơ bản dưới đây.

Chẩn đoán bệnh gout qua các dấu hiệu lâm sàng

Dấu hiệu lâm sàng đầu tiên khiến ta nghĩ ngay đến bệnh gout đó là chi dưới có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Cơn đau thường đột ngột và rất dữ dội về đêm hoặc sau một bữa ăn giàu đạm.

Cơn đau của gout thường xuất hiện theo từng đợt. Bệnh ít xuất hiện ở người trẻ và người già, lứa tuổi dễ mắc gout nhất là từ 35 – 55 tuổi. Người mắc bệnh ở tuổi càng trẻ thì càng có nguy cơ nặng cao.

Nhận biết gout qua dấu hiệu lâm sàng

Nhận biết gout qua dấu hiệu lâm sàng

Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm hiểu các thông tin như độ tuổi, nghề nghiệp, sinh hoạt, thói quen ăn uống…. Đồng thời quan sát các biểu hiện ở khớp để chẩn đoán bệnh. Các biểu hiện lâm sàng cũng chính là yếu tố để chẩn đoán mức độ của bệnh ở thể nặng hay nhẹ.

Khi nhận định có khả năng bị gout người bệnh sẽ được thăm khám cận lâm sàng bằng các xét nghiệm.

Chẩn đoán bệnh gout qua các xét nghiệm cận lâm sàng

Để có được chẩn đoán cận lâm sàng cho bệnh gout người bệnh cần trải qua các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, x-quang khớp, xét nghiệm dịch khớp. Khi có kết quả bác sĩ sẽ xem kết quả để chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh gout
Xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh gout

>>Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa chỉ số acid uric phản ánh điều gì?

Người bị bệnh gout thì sẽ thường có những kết quả cận lâm sàng như:

+ Dựa trên xét nghiệm máu, người có nồng độ Acid uric máu tăng là người mắc gout. Cụ thể đối với nam là trên 420 μmol/l, đối với nữ là trên 360 μmol/l

+ Kết quả xét nghiệm dịch khớp cho thấy có thành phần tinh thể urat trong dịch khớp. Dịch khớp viêm sẽ có nhiều tế bào với thông số cụ thể là > 2000 tb/mm3, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

+ Kết quả X- quang khớp: Kết quả X-quang thường cho thấy đối với giai đoạn muộn với hình ảnh đầu xương bị các khuyết theo hình hốc, gai xương, hẹp khe khớp…. Đối với giai đoạn sớm có thể không thấy các hình ảnh này.

Chẩn đoán xác định

Hiện nay, có thể áp dụng hai tiêu chuẩn đó là Bennet- Wood và ILAR- Omeract để chẩn đoán bệnh gout. Trong đó, Tiêu chuẩn Bennet và Wood năm 1968 thường được áp dụng rộng rãi hơn tại Việt Nam bởi không chỉ dễ nhớ mà còn phù hợp với điều kiện thiếu các trang thiết bị hiện đại để xét nghiệm.

Với tiêu chuẩn Bennet- Wood, để chẩn đoán gout thì cần phải có ít nhất một trong 2 yếu tố như:

+ Tìm hiểu tiền sử bệnh có ít nhất 2 đợt sưng đau khởi phát đột ngột và đau dữ dội.

+ Đã và đang đáp ứng tốt với thuốc giảm viêm, giảm đau trong vòng 48 giờ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán này theo đánh giá mang lại độ nhạy lên đến 70 % và kết quả độ đặc hiệu là 82,7%.

Nhận biết gout qua các chẩn đoán xác định
Nhận biết gout qua các chẩn đoán xác định

Với tiêu chuẩn ILAR và Omeract năm 2000 thì cũng có thể xác định tình trạng của bệnh nhân dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh. Cần điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng khi thấy các biểu hiện như:

+ Xét nghiệm dịch khớp thấy có tinh thể muối urat đặc trưng.

+ Hạt tophi dưới kính hiển vi phân cực hoặc phương pháp hóa học chứng minh có chứa tinh thể urat.

+ Trong 12 biểu hiện lâm sàng này mà người bệnh có 6 biểu hiện

- Tình trạng viêm tiến triển tối đa trong vòng 1 ngày.

- Nhiều hơn 1 cơn viêm trong đợt khởi cấp

- Xuất hiện viêm đầu tiên ở một khớp

- Nhìn thấy sưng và đỏ ở khớp.

- Cảm giác đau khớp bàn ngón chân I

- Viêm khớp bàn ngón chân I ở một bên

- Viêm khớp cổ chân một bên

- Tophi nhìn thấy được

- Tăng acid uric máu

- Sưng đau các khớp không đối xứng.

- Chụp X- quang dưới vỏ xương không có hình khuyết xương.

- Cấy vi khuẩn âm tính

Tiêu chuẩn chẩn đoán ILAR và Omeract năm 2000 có độ nhạy 70% và độ đặc hiệu là 78,8%.

Dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout trên đây chính là cách để bác sĩ xác định tình trạng của bệnh một cách chính xác nhất. Từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Bên cạnh điều trị, bạn hãy kết hợp với luyện tập thể thao cùng chế độ ăn uống khoa học để phòng ngừa và ngăn chặn gout tái phát.

Bài viết liên quan

> Giảm đau gout cấp tốc

> Bị bệnh gout uống thuốc gì?

Đăng bởi: Hương Giang

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status