Sỏi thận có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia y tế, sỏi thận được xem là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nếu bệnh kéo dài và không có các biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn tới hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là tổng hợp những biến chứng mà người bị sỏi thận sẽ có nguy cơ phải đối mặt nếu để quá lâu.

1, Sỏi thận có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu

Bạn nên biết rằng vị trí xuất hiện của sỏi thận thường là ở đài thận và bể thận. Tuy nhiên trên thực tế các viên sỏi này sẽ không cố định ở vị trí này mà chúng có thể di chuyển theo dòng chảy của nước tiểu đến các vị trí khác. Một khi chúng bị cuốn vào niệu quản hay niệu đạo sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu

  Sỏi thận kéo dài có thể gây ra bệnh suy thận.
Sỏi thận kéo dài có thể gây ra bệnh suy thận.

Một khi đường tiết niệu bị tắc do sỏi thận thì nước tiểu sẽ không chảy ra ngoài được, chúng bị ứ đọng tại thận cùng các vị trí khác, là nguyên nhân gây nên tình trạng thận ứ nước, giãn bể thận và đài thận, niệu quản ứ nước…Từ đó khiến bệnh nhân thường xuyên phải gánh chịu các cơn đau dữ dội, quằn quại, kèm theo tiểu rắt, tiểu buốt và bí tiểu dai dẳng.

2, Sỏi thận sẽ gây ra suy thận cấp tính và mạn tính

Một trong các biến chứng cực kỳ nguy hiểm do sỏi thận gây ra đó chính là dẫn tới suy thận. Khi tình trạng thận bị ứ nước diễn ra ngày càng nghiêm trọng kèm theo bị nhiễm trùng sẽ làm hủy hoại các nhu mô thận, đặc biệt là làm suy giảm chức năng thận. 

Càng để lâu suy thận sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính (tương đương chỉ số lọc cầu thận dưới 10ml/phút). Lúc này chức năng của thận sẽ không thể hồi phục, người bệnh bắt buộc phải lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Nghiêm trọng hơn nếu để lâu còn đe doạ đến tính mạng và dẫn tới tử vong.

3, Sỏi thận dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu

Sỏi thận có nguy hiểm không? Sỏi thận nếu tồn tại lâu ngày trong cơ thể có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây hại trú ngụ rồi gây viêm nhiễm. Các vi khuẩn này có thể làm nhiễm trùng thận rồi sau đó viêm nhiễm sẽ lan sang các vị trí khác như đường tiết niệu và bàng quang, làm nhiễm trùng tất cả các bộ phận này.

  Nhiễm trùng toàn bộ đường tiết niệu do sỏi thận.
Nhiễm trùng toàn bộ đường tiết niệu do sỏi thận.

Thêm vào đó khi các viên sỏi kích thước lớn và có cạnh sắc nhọn di chuyển sẽ làm cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu. Từ đó khiến cho niệu quản và thận bị tổn thương, gây ra viêm bể thận, gây xơ thận và teo thận… Nếu bạn có những biểu hiện như cảm giác nóng buốt mỗi lần đi tiểu, đau bụng dưới hay nước tiểu có màu sắc bất thường và mùi hôi thì rất có thể bạn đã bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

4, Bệnh sỏi thận có thể gây ra viêm bể thận cấp

Đối với những trường hợp mà bị nhiễm khuẩn bể thận nặng sẽ dẫn tới viêm bể thận cấp. Bệnh xảy ra thường do vi khuẩn lội ngược dòng từ niệu quản rồi gây các ổ viêm trên thận. Bệnh thường xảy đến một cách đột ngột và nguy cấp với các triệu chứng như: sốt cao, rét run, đau dữ dội thắt lưng và hông, kèm theo buốt, tiểu rắt và tiểu ra mủ.

Viêm bể thận cấp sau một thời gian không được xử lý sẽ dẫn tới bệnh viêm bể thận mãn tính. Đây được xem là hậu quả của bệnh viêm bể thận cấp tái phát nhiều lần hoặc kéo dài, làm xơ hóa tổ chức kẽ thận và suy giảm chức năng tái hấp thu của thận. Chỉ sau 1 thời gian sẽ làm xơ hóa cuộn mao mạch cầu thận, suy giảm chức năng lọc của thận.

5, Sỏi thận kéo dài sẽ dẫn tới ứ mủ bể thận

Ứ mủ bể thận cũng là một trong số các biến chứng khá phổ biến do sỏi thận gây ra. Đối với những trường hợp bị viêm bể thận nặng, viêm mạn tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng ứ mủ. Biến chứng này rất nghiêm trọng, nó có thể hủy hoại nhu mô thận rất nhanh, đe doạ tới tính mạng.

    Sỏi thận gây tắc nghẽn và ứ đọng nước trong bể thận.
Sỏi thận gây tắc nghẽn và ứ đọng nước trong bể thận.

6, Sỏi thận có thể gây biến chứng ứ nước bể thận

Nếu càng cố tình để lâu, bệnh sỏi thận sẽ dẫn tới các hậu quả khác rồi gây ứ nước ở bể thận. Tuỳ theo từng mức độ ứ nước sẽ có cấp độ nguy hiểm khác nhau. Biến chứng này xảy ra khi các viên sỏi ở đài thận gây ứ nước 1 phần thận hoặc sỏi ở niệu quản gây ứ nước toàn thận cũng như niệu quản. Lúc này thận và niệu quản sẽ bị giãn rộng, nhu mô thận suy giảm chức năng khó có thể phục hồi. Thậm chí khi ứ nước và tắc nghẽn còn làm tăng áp lực lọc gây co mạch thận, thận thiếu máu và tủy thận bị hủy hoại.

Mong rằng với chia sẻ trên người bệnh có thể nắm được sỏi thận có nguy hiểm không? Thông qua đó có ý thức tốt hơn trong công tác đối phó và phòng tránh bệnh, chủ động điều trị kịp thời ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh.

Bài viết liên quan

Suy giảm chức năng thận – nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh gút mạn tính

Uống rượu nhiều có bị suy thận không?

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status