Theo y học cổ truyền dứa (hay còn gọi là quả thơm) không chỉ là loại quả giàu vitamin mà còn được xem là 1 vị thuốc nam quý. Vì thế được rất nhiều người ưu tiên bổ sung vào trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên bị bệnh gút có ăn được dứa không thì chắc chắn không phải ai cũng biết?

Biến chứng nguy hiểm do gút gây ra

Bạn đừng tỏ ra thờ ơ khi bị gút, bởi lúc này acid uric đang lắng đóng nhiều trong các khớp xương. Nếu kéo dài không chỉ gây đau đớn dữ dội mà còn dẫn tới hàng loạt các biến chứng vô cùng nguy hiểm khác. Điển hình như:

+ Gây tàn phế khớp:càng để lâu, các hạt tophi ở khớp sẽ phát triển lớn dần làm biến dạng khớp và thoái hoá khớp, gây cản trở hoạt động của khớp. Thậm chí phá huỷ các khớp rồi dẫn tới bại liệt, liệt chân.

+ Gây nhiễm trùng khớp: Một khi các hạt tophi này chèn ép mạch máu và thần kinh, chúng sẽ bị vỡ và làm rò rỉ muối urat. Nhân cơ hội đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong khớp gây nhiễm khuẩn khớp và thậm chí là nhiễm khuẩn huyết. 

Bệnh gút kéo dài có thể làm suy thận và đột quỵ. 
Bệnh gút kéo dài có thể làm suy thận và đột quỵ.

+ Gây suy thận: thận là cơ quan chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do sự lắng đọng tinh thể muối urat. Khoảng 10-15% bệnh nhân bị gút mắc bệnh về thận, nhất là viêm khe thận và cả viêm cầu thận. Càng kéo dài sẽ khiến thận bị ngộ độc, dễ bị sỏi thận, hậu quả là dẫn tới suy thận cực kỳ nguy hiểm.

+ Gây đột quỵ và tử vong: khi mắc gút mạn tính lâu năm người bệnh có thể đối diện với nguy cơ bị đột quỵ, tai biến mạch máu, tổn thương trong hệ mạch, gây viêm màng trong và cơ tim, van tim tổn thương và tích tụ ở mạch máu não... đe doạ đến tính mạng.

Chính vì thế để tránh được nguy hiểm xảy ra, người bệnh cần chú ý điều chỉnh ăn uống sao cho lành mạnh. Qua đó hỗ trợ làm giảm acid uric trong máu và giúp bệnh sớm khỏi.

Bệnh gút có ăn được dứa không?

Quả dứa vốn là loại quả thuộc chi dứa Ananas, sống chủ yếu tại các vùng nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, Nam Mỹ, Malaysia hay Thái Lan… Dứa được thu hoạch quanh năm nhưng dứa ngọt nhất vẫn là từ tháng 2 – 3 hoặc tầm tháng 6 – 7 hàng năm.

Theo nghiên cứu khoa học dứa khi chín ngọt sẽ có nhiều acid hữu cơ cùng các khoáng chất thiết yếu như sắt, Canxi, Photpho… Bên cạnh đó dứa chín còn có rất nhiều Vitamin khác nhau như vitamin E, B1, B2, B3, C, P, Betacaroten. Ngoài ra dứa còn giàu chất thơm FaraneolEnzym giúp thuỷ phân Protein tốt hơn.

Chính vì thế những người bị bệnh gút nên ăn dứa để tăng cường tiêu hoá chất đạm trong cơ thể. Nhờ thế mà có thể ngăn chặn và giảm thiểu được tình trạng tích luỹ acid uric trong máu, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt là trong lõi trắng của quả dứa cực kỳ giàu men vi sinh, vì thế bạn nên ăn dứa hàng ngày.

Ăn dứa chín thường xuyên giúp hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài rất tốt. 
Ăn dứa chín thường xuyên giúp hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài rất tốt.

Thêm vào đó nhiều nghiên cứu cũng cho thấy thành phần của quả dứa chứa đến 75,7% là nước. Nhờ đó mà hỗ trợ quá trình lọc cũng như đào thải tại thận diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng lắng đọng acid uric trong cơ thể. 

Mặt khác Đông y cũng cho rằng quả dứa là loại quả có vị chua ngọt, có tính bình, có tác dụng tiêu ứ, đào thải nhanh clượng acid uric dư thừa trong cơ thể ra bên ngoài. Vì thế không ngoa khi nói rằng dứa chính là thần dược đối với người bị bệnh gút.

Hướng dẫn cách chữa bệnh gút từ quả dứa

Để làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh gút bằng dứa, người bệnh có thể áp dụng các các cách đơn giản ngay sau đây:

•    Cách thứ nhất, uống nước ép dứa

Cách này rất dễ thực hiện và cho hiệu quả cao. Nước dứa vừa ngon, dễ uống mà còn giúp thanh nhiệt và giải độc, hỗ trợ chữa gout tốt. Theo đó bạn có thể lấy dứa đem ép nước uống hàng ngày, mỗi ngày uống 1-2 cốc.

  Uống nước dứa hàng ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút.
Uống nước dứa hàng ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Để tăng hiệu quả, bạn có thể cho thêm ít muối, mật mong và nước lọc vào trong nước ép dứa đó. Hoặc cho tất cả nguyên liệu đó vào máy xay, lọc lấy nước, rồi uống hàng ngày.

•    Cách thứ 2, dùng dứa ngâm rượu

Cụ thể bạn chuẩn bị tầm 5 quả dứa, đường trắng và rượu trắng. Lấy dứa gọt vỏ, cắt mắt và cả phần lõi cứng, đem thái vuông thành miếng nhỏ. Cho vào máy xay với ít nước. lọc bỏ bã và lấy cốt. Cho hỗn hợp nước dứa vào bình thủy tinh rồi thêm đường và rượu. Ngâm khoảng 4 tháng lấy ra dùng, mỗi lần uống 10 ml rượu trong mỗi bữa ăn.

Lưu ý để có hiệu quả thì bạn cần kiên trì thực hiện, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều sẽ gây rát lưỡi, không được uống nước dứa khi bụng đang đói.

Bài viết liên quan

Điều trị bệnh gout bằng thảo dược thiên nhiên qua lời khuyên của chuyên gia

Đi xét nghiệm chỉ số acid uric cao có phải bị bệnh gout?

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status