Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh của những người bị gout. Nói cách khác bạn cần phải biết cách kiêng khem đúng cách để tránh khiến bệnh thêm nặng. Nhiều bệnh nhân lo lắng không biết bị bệnh gout có ăn được rau cần không? Để làm sáng tỏ vấn đề này, các chuyên gia xin đưa ra một số chia sẻ và phân tích ngay sau đây, qua đó giúp người bệnh chủ động điều chỉnh ăn uống cho hợp lý nhất.

Bệnh gout là gì?

Các chuyên gia y tế cho rằng bệnh gout thực chất là tình trạng các khớp bị viêm nhiễm và sưng đau, hay còn gọi là viêm khớp. Viêm các khớp chủ yếu xảy ra ở các khớp ở chân, đặc biệt là các ngón chân, khớp ở tay, khớp đầu gối hay gót chân. Lúc này người bệnh bị đau, gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh gout chủ yếu là do hàm lượng acid uric ở trong máu tăng cao quá mức cho phép. Acid uric này sẽ tích tụ vào các khớp và dẫn tới triệu chứng sưng, viêm và đau dữ dội ở các khớp. Cơn đau khớp thường xảy ra một cách đột ngột, nhất là vào ban đêm, đau ít nhất trong 3–10 ngày.

 Bệnh gout kéo dài có thể dẫn tới suy thận.
Bệnh gout kéo dài có thể dẫn tới suy thận.

Bệnh gout thường bắt gặp ở những người có thói quen ăn uống quá nhiều đồ ăn giàu chất đạm, ví dụ nội tạng động vật, các loại thịt… Bên cạnh đó những người lười ăn rau xanh, người thừa cân béo phì, phụ nữ tuổi mãn kinh… là các đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Bệnh gout có ăn được rau cần không?

Rau cần là loại thực phẩm rất quen thuộc trong đời sống, là loại rau được sử dụng nhiều trong chế biến nấu ăn hiện nay. Rau cần hiện có 2 loại chủ yếu đó là rau cần ta và cần tây. Loại rau này thường sinh trưởng ở những nơi ẩm ướt, rau cần trồng trên cạn được gọi là cần tây, còn rau cần mà trồng dưới nước được gọi là rau cần nước.

Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rau cần, nhất là cần tây có chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt người ta đã tìm thấy nhiều nguyên tố kiềm có trong cần tây có khả năng giúp trung hoà các chất axít, làm giảm hàm lượng acid uric trong máu, làm giảm nhiễm trùng máu, giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout và bệnh phong thấp cực kỳ hiệu quả.

Nói như vậy có nghĩa là những người bị bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được rau cần, thậm chí ăn nhiều còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt. Do đó hãy bổ ung thực phẩm này vào trong khẩu phần ăn hàng ngày để nâng cao sức khoẻ.

Một số lưu ý khi ăn rau cần đối với người bị bệnh gout

- Rau cần có 2 loại là cần nước và cần tây, để có hiệu quả bạn nên sử dụng cần tây (tức là loại rau cần trồng trên cạn).

- Đảm bảo rau cần mà bạn ăn hàng ngày phải sạch, không có thuốc trừ sâu, không hoá chất bảo quản. Đồng thời trước khi dùng cần ngâm và rửa sạch, giúp đảm bảo an toàn. Nếu có rau cần do tự tay trồng tại nhà thì càng tốt.

Ăn rau cần tây thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout tốt. 
Ăn rau cần tây thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout tốt.

- Để tránh nhàm chán, bạn có thể chế biến rau cần theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như  rau cần xào thịt, nấu canh rau cần hoặc đem lá rau cần tươi xay nước uống đều được. Khi nấu đảm bảo chín kỹ, tránh vi khuẩn gây hại.

- Đối với phụ nữ đang mang thai nên tránh dùng bởi nếu dùng liều lượng cao có thể gây co bóp tử cung, ảnh hưởng tới thai nhi.

- Không nên ăn quá nhiều rau cần, cần phải kết hợp với nhiều thực phẩm khác như rau củ, quả tươi, món ăn đa dạng để tăng cường sức khoẻ.

Một số thực phẩm người bị gout nên kiêng

Khi bị bệnh gout, người bệnh nên tránh hay hạn chế ăn ăn những thực phẩm chứa nhiều Purine cũng như đường ngay sau đây:

- Kiêng ăn hải sản: như tôm, dò, ngao, cua, ốc, hến… hàm lượng đạm trong hải sản rất lớn nếu ăn nhiều sẽ càng khiến bệnh nặng hơn.

- Kiêng ăn nội tạng của động vật như: tim, lòng, dạ dày, não gan, thận (lợn, bò, chó, gà)

- Hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, thịt chó…

- Tránh các loại đồ uống nhiều đường như nước ngọt đóng chai, hoa quả nhiều đường, các loại hoa quả sấy khô giàu đường

Người bị bệnh gout có thể ăn cần tây hoặc ép nước uống đều được. 
Người bị bệnh gout có thể ăn cần tây hoặc ép nước uống đều được.

>>Tìm hiểu thêm: Những người bị bệnh gout có uống nước ngọt được không?

- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều fructose như siro, mật ong chứa fructose.

- Ngoài ra một số nấm men và cá biển mà bạn cũng nên kiêng như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá tuyết, cá trích…

Bên cạnh đó người bệnh chú ý bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi vào trong bữa ăn. Đối với dầu ăn nên ưu tiên ăn dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu điều sẽ tốt hơn cho xương khớp và tim mạch. Chỉ cần xây dựng được chế độ ăn uống lành mạnh là các triệu chứng của bệnh gout sẽ mau chóng được đẩy lùi.

Bài viết liên quan

Người bệnh gút nên kiêng rau gì trong bữa ăn hàng ngày?

Người bệnh gout nên ăn thịt gì và nên kiêng thịt gì để bệnh không nghiêm trọng

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status