Đậu phụ là nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Thành phần dinh dưỡng có trong đậu phụ rất đa dạng, gồm có protein, canxi, ít cholesterol và carbohydrate. Ngoài ra, đậu phụ cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe, nhất là với bệnh nhân tim mạch, tiểu đường... Vậy đậu phụ có tác dụng ra sao đối với người bệnh gout? Bệnh gout có ăn được đậu phụ không?

Bệnh gout có ăn được đậu phụ không?

Đậu phụ chứa nhiều protein có khả năng tạo ra đạm. Tuy nhiên, người bệnh gout thì lại không nên dùng nhiều các thực phẩm có thể sinh nhiều đạm. Theo nghiên cứu, ăn một lượng lớn đậu phụ sẽ khiến quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể bị rối loạn khiến cho người bị bệnh gout bị bị tăng chỉ số acid uric và làm các triệu chứng của bệnh nặng hơn

đậu 

Đậu phụ là thực phẩm dễ ăn và dễ chế biến nên được nhiều người ưa chuộng

Đậu phụ có tính hàn, mát và ngọt, có ảnh hưởng đối với bệnh nhân gout, nếu không kiêng sẽ gây hệ lụy đến thận và cơ quan nội tạng.

Vậy người bệnh gout có ăn được đậu phụ không? Câu trả lời là vẫn có thể nhưng cần giữ mức độ vừa phải. Ăn nhiều đậu phụ sẽ khiến thận hư, yếu, chướng bụng và không tốt cho sức khỏe nội tiết.

Ngoài đậu phụ, người bệnh gout cũng không nên ăn nhiều thịt đỏ, nội tạng động vật hay uống bia rượu, những thực phẩm chứa nhiều purin.

Hướng dẫn ăn đậu phụ đúng cách dành cho bệnh nhân gout

Đậu phụ được xem là nguồn thực phẩm dễ kết hợp chế biến, ngoài ra đậu phụ cũng hợp với khẩu vị của nhiều người. Nếu bạn muốn ăn đậu phụ mà không ảnh hưởng đến bệnh gout thì hãy tham khảo phương pháp sau:

+ Có thể dùng đậu phụ trong bữa ăn mỗi ngày nhưng không nên ăn quá 200g/ngày.

Chế biến đậu phụ theo cách thanh đạm, không nên dùng dầu rán hoặc nướng. Vì lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe.

+ Sử dụng đậu phụ để chế biến món ăn kèm với rau xanh. Không dùng chung với các loại hạt ngũ cốc như măng tây, súp lơ, đậu…

Dùng đậu phụ xay nhuyễn để làm sữa đậu nành thay thế cho các loại sữa chất béo. Khi pha sữa, bạn nên pha loãng nồng độ để trung hòa lượng acid uric. Người bệnh gout có thể uống sữa đậu nành được chế từ đậu phụ mỗi ngày 1-2 cốc.

Nhìn chung, bệnh nhân gout có thể ăn đậu phụ và các chế phẩm từ đậu phụ nhưng cần giữ ở mức điều độ và kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, để đẩy lùi bệnh, bạn nên có phương pháp điều trị phù hợp và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 Nên ăn đậu phụ luộc, hấp hoặc sữa đậu nành để tốt cho sức khỏe

Nên ăn đậu phụ luộc, hấp hoặc sữa đậu nành để tốt cho sức khỏe

Những điều “tối kị” đối với bệnh nhân gout

Ngoài việc hạn chế dùng đậu phụ, bạn cần phải thực hiện chế độ ăn ít protein chứa nhân purin. Vì purin là chất dễ chuyển hóa thành acid uric sau khi được đưa vào cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh nhân gout cần quan tâm đến những điều kiêng cữ như sau:

Không ăn nhiều các loại thịt đỏ

Nhóm thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt trâu, thịt dê...đều chứa lượng đạm cao nên khi ăn nhiều sẽ sinh ra lượng protein thừa, dẫn đến gia tăng acid uric và làm các cơn đau bệnh gout thêm trầm trọng.

Gà tây, thịt ngỗng thuộc nhóm thực vật gia cầm cũng là top thực phẩm có lượng purin cao, do đó bạn nên tránh ăn nhóm thức ăn này.

Ăn hải sản với lượng vừa đủ

Các loại hải sản như cá ngừ, cá cơm, cua và nội tạng động vật cũng là nhóm “tối kị” đối với người bệnh gout, bạn nên kiêng cữ để tốt cho sức khỏe.

Không ăn nhiều chất béo, dầu mỡ

Các loại thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, da động vật, đồ chiên rán, thức ăn nhanh,...không thích hợp với người bệnh gout vì sẽ giảm tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

Thay thế các bữa ăn đầy dầu mỡ bằng cách áp dụng phương pháp chế biến như hấp, luộc,...để giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn.

 Giảm bệnh gout nhờ vào chế độ ăn khoa học

Giảm bệnh gout nhờ vào chế độ ăn khoa học

Cân nhắc khi dùng các loại rau giàu purin

Một số loại rau như như măng tây, nấm, giá, rau chân vịt cần hạn chế trong bữa ăn. Bạn nên bổ sung bằng thực phẩm rau củ, ngũ cốc, các loại trứng và sữa tách béo tốt cho xương và tim mạch.

Không dùng rượu bia và thức uống có ga

Rượu bia được xem là chất kích thích gây hại cho sức khỏe nói chung và người bệnh gout nói riêng, bạn nên tránh xa với nhóm đồ uống độc hại này.

Không chỉ thế, các loại thức uống có ga như nước ngọt, nước tăng lực cũng góp phần tăng nguy cơ bệnh gout, do hàm lượng axit sẽ thúc đẩy quá trình kết tủa urat của ống thận, làm trì trệ hoạt động ở thận và hệ bài tiết.

Thay đồ ăn vặt bằng rau xanh, hoa quả

Bệnh nhân gout nên hạn chế ăn bánh kẹo ngọt như socola vì sẽ làm tăng đường huyết, tiến triển xấu tình trạng bệnh gout.

Thay vào đó, bạn có thể ăn vặt bằng các loại trái cây, hoa quả như cải bẹ, rau cần, salad, cà rốt, bí đỏ, cherry, dâu tây, dưa hấu, nho và đu đủ. Nhóm trái cây giàu vitamin A, C E, ít nhân purin.

 Xây dựng thực đơn là điều quan trọng đối với bệnh nhân gout

Xây dựng thực đơn là điều quan trọng đối với bệnh nhân gout

Tập thể dục đều đặn

Tập thói quen vận động với các bài thể dục mỗi ngày. Duy trì cường độ vừa phải, tránh làm việc nặng quá sức.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc về bệnh gout có ăn được đậu phụ không và một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với thói quen sống khoa học và phương pháp điều trị đúng cách sẽ giúp bạn giảm bớt nỗi lo về bệnh gout đang hoành hành.

Bài viết liên quan

Tuyệt đối không ăn những thực phẩm nào khi điều trị gout?

Thực đơn 1 tuần của bệnh nhân gút để không bị thiếu chất

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status