https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Bệnh gout ăn thịt gà được không?

Thịt gà là thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng trong bữa ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, cũng như các loại thịt lợn và thịt đỏ, thịt gà chứa hàm lượng đạm rất cao, gây trăn trở cho người mắc bệnh gout. Vậy bị bệnh gout ăn thịt gà được không?

Thịt gà và những lưu ý đối với người bệnh gout

Thịt gà và những lưu ý đối với người bệnh gout

Bệnh nhân gout có ăn được thịt gà hay không?

Thịt gà có hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin B, nhiều khoáng chất và acid amin, bổ sung sắt, photpho cho cơ thể. Không chỉ vậy, thịt gà còn có tác dụng tốt đối với bệnh nhân gout như:

Cung cấp selenium cần thiết

Selenium là một hoạt chất đóng vai trò giúp chuyển hóa cơ quan của hệ bài tiết, gan và thận. Selenium có thể ngăn chặn quá trình kết tủa acid uric, hỗ trợ làm giảm nồng độ acid uric trong máu, giúp bệnh nhân gout kiểm soát tình trạng bệnh.

Xem thêm: Chỉ số acid uric máu cho bạn biết bệnh gout đang ở giai đoạn nào?

Bổ sung khoáng chất và photpho

Photpho là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của xương và thúc đẩy làm tăng khả năng hoạt động của hệ bài tiết.

Vì vậy, với thắc mắc rằng bệnh gout ăn thịt gà có được không, các bác sĩ nhận định là có. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người bệnh lạm dụng chế độ ăn uống toàn thịt gà, hoặc sử dụng quá nhiều thịt gà trong 1 bữa ăn. Bạn nên kiểm soát hàm lượng thịt gà trong mỗi bữa ăn cho phù hợp để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Chế biến thịt gà bằng cách luộc hoặc kho để tốt cho sức khỏe
Chế biến thịt gà bằng cách luộc hoặc kho để tốt cho sức khỏe

Bệnh gout ăn thịt gà sao cho phù hợp?

Thịt gà có hàm lượng purin nhưng ở mức chấp nhận được. Theo khuyến nghị, mỗi bệnh nhân gout chỉ nên ăn thịt gà ở mức 110mg-175mg. Với hàm lượng lý tưởng này, cơ thể sẽ hấp thụ tốt dinh dưỡng và tránh được nguy cơ gia tăng chất purin trong máu.

Xem thêm: Bảng danh sách thực phẩm giàu chất purin

Cách chế biến thịt gà cho người bệnh gout

Sử dụng thịt gà trong bữa ăn với bệnh nhân gout có thể đảm bảo dinh dưỡng cho các hoạt động thường ngày cũng như nâng cao sức khỏe mà lại không làm bệnh gout tiến triển nặng hơn. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách dùng thịt gà như sau:

Bệnh nhân gout không nên ăn các món thịt gà chiên, rán, nhiều dầu mỡ vì lượng chất béo sẽ có hại cho tim mạch, huyết áp. Tốt nhất bạn nên xen kẽ chế biến thịt gà kho và gà luộc.

Phần đùi gà được đánh giá là có chứa nhiều purin nhất. Vì thế, khi chọn mua gà, bạn nên chọn phần ức. Chất đạm trong ức gà sẽ giảm nguy cơ hình thành acid uric khi được hấp thu vào cơ thể.

Mỗi tuần bạn nên ăn từ 2-3 bữa thịt gà, mỗi lần ăn không quá 300gr.

Cải thiện bệnh gout bằng cách giảm lượng thức ăn chứa acid uric

Cải thiện bệnh gout bằng cách giảm lượng thức ăn chứa acid uric

Chế độ ăn cho người bệnh gút thích hợp

Không chỉ thịt gà, bệnh nhân gout cũng nên bổ sung thêm chất đạm từ nguồn thịt khác, tuy nhiên phải thật hợp lý và đúng cách. Bạn nên tham khảo chế độ ăn cho người bệnh gout để giúp tổng hợp acid uric vừa tăng khả năng đào thải acid qua thận.

Một chế độ ăn uống khoa học có vai trò quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh gout, nhất là trường hợp bệnh gout cấp và mạn tính, ngăn chặn các cơn đau của bệnh gout cấp tính.

Chế độ ăn lý tưởng cho bệnh nhân gout như sau:

- Ăn thịt lợn 2 lần/tuần.

- Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa ít purin như ngũ cốc, các loại hạt, trứng, phomat, rau củ quả, sữa ít béo….Mỗi lần ăn không quá 100gr.

- Hạn chế ăn thức ăn giàu acid uric như hải sản, gia cầm, thịt đỏ, củ cải trắng… Mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 50g, không nên ăn quá 3 lần/tuần.

- Không ăn gan, óc động vật....

- Hạn chế ăn cá trích, sò và dùng nước luộc thịt để chế biến canh hay súp.

- Không uống rượu, bia và các chất có chứa caffein vì sẽ làm tăng lượng acid uric trong máu.

- Vận động thường xuyên, giữ cân nặng ở mức hợp lý. Người thừa cân béo phì nên có kế hoạch giảm cân sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Tham khảo chế độ ăn cho bệnh nhân gout

Tham khảo chế độ ăn cho bệnh nhân gout

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, không chọn trái cây chua.

- Uống nhiều nước, trung bình mỗi ngày bạn nên bổ sung cho cơ thể 2,5 lít nước. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp nước ép trái cây, nước ép rau xanh…

Giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Nên đa dạng thực phẩm trong bữa ăn để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết.

Thực phẩm bổ sung đạm có hàm lượng gồm: 100g thịt = 180g đậu phụ = 70g lạc hạt = 100g cá = 100g tôm. Nhu cầu lượng protein không quá 1kg/ngày, đạm động vật và các loại đậu không quá 100gr/ngày.

Nhằm kiểm soát cơn đau gây ra bởi bệnh gout, bệnh nhân nên lên kế hoạch xây dựng và điều chỉnh bữa ăn mỗi ngày. Không chỉ chọn lựa thực phẩm ít đạm, có hàm lượng purin thấp mà bạn nên kết hợp với rau xanh và thức uống. Việc đầu tư cho thực đơn không chỉ giúp bạn có bữa ăn ngon mà còn ngăn chặn được sự tích tụ của lượng chất đạm thừa thãi.

Bài viết liên quan

> Bệnh gout là gì và có nguy hiểm không?

> Triệu chứng và cách điều trị bệnh gout hiệu quả nhất

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33