Các nguyên nhân gây ra bệnh gout hiện nay là do rối loạn chuyển hóa acid uric, lượng acid uric tăng cao vượt ngưỡng bình thường từ chế độ ăn, di truyền và hội chứng rối loạn chuyển hóa Gluxit - protid - Lipit...

Hiện nay, bệnh gout đã trở thành căn bệnh mà bất ai khi nhắc đến cũng phải lắc đầu ngao ngán vì tác hại kinh khủng của nó đến đời sống vật chất và tinh thần của người bệnh. Từ một người khoẻ mạnh chỉ sau 1-2 năm đã trở nên tàn phế, tay chân biến dạng, không vận động được, thậm chi là tử vong vì biến chứng của bệnh gout

Các nguyên nhân chính gây ra bệnh gout:

Hình ảnh bệnh gout - nguyên nhân gây bệnh gout

Tổng hợp những nguyên nhân gây bệnh gout

- Do chế độ ăn uống nhiều đạm, thực phẩm chứa nhiều nhân purin, uống nhiều bia rượu: Việc dung nạp cùng lúc nhiều loại thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, thực phẩm chứa nhiều nhân purin và uống nhiều bia rượu trong thời gian dài, làm gia tăng sự tổng hợp axit uric trong máu, trong khi khả năng đào thải axit uric không đáp ứng kịp, dẫn đến tích tụ lại trong cơ thể.

Chế độ ăn giàu đạm khiến bạn có nguy cơ bị gout rất cao

Chế độ ăn giàu đạm khiến bạn có nguy cơ bị gout rất cao

- Do di truyền (chiếm 25%): Bệnh gout được giới khoa học xác định là một dạng bệnh lý do rối loạn chuyển hoá có liên quan đến một số gen như: HGPRT1, 1 gen tại gan Glc6-photphat và 3 gen có trong tinh hoàn PRPPs1, PRPPs2, PRPPs3. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh gout thì rất có khả năng các thành viên cùng chung huyết thống sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao.

- Hội chứng rối loạn chuyển hoá Gluxit – Protid – Lipit: Đây là một dạng rối loạn làm gia tăng Cholesterol trong máu dẫn đến sự rối loạn chuyển hoá axit uric, làm gia tăng nồng độ axit uric một cách bất thường, trong khi khả năng đào thải thấp, tịch tụ trong thời gian dài dẫn đến hình thành bệnh gout.

- Nam giới trung niên mắc bệnh cao hơn: Phần lớn các ca bệnh gout được ghi nhận chủ yếu đến 90% là nam giới tuổi trung niên, ở độ tuổi này nam giới thường có chế độ ăn thừa đạm, một số bộ phận trong cơ thể cũng bắt đầu suy giảm, dẫn đến việc tích tụ axit uric trong cơ thể hình thành bệnh gout.

- Suy thận và các bệnh lý suy giảm khả năng thanh lọc của cơ thể: Việc suy giảm các chức năng của thận và các bệnh lý liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bài tiết axit uric ra bên ngoài cơ thể. Từ đó, sự dư thừa axit uric trong máu sẽ bị lắng đọng lại, tác động đến các khớp gây đau nhức, hình thành bệnh gout.

- Dùng thuốc lợi tiểu: Nếu người bệnh lạm dụng quá nhiều các loại thuốc lợi tiểu sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận, giảm khả năng đào thải axit uric và hình thành bệnh Gout. Đây là một nguyên nhân gây bệnh thứ phát mà người bệnh nên cẩn trọng khi sử dụng.

Bệnh gout hiện nay được giới chuyên môn đánh giá là căn bệnh mãn tính, khó mà có thể trị được. Các loại thuốc đặc trị hiện nay chỉ làm giảm triệu chứng, chứ không giải quyết nguyên nhân gốc rễ của bệnh mà còn hay gây ra tác dụng phụ. Do đó, để điều trị bệnh gout hiệu quả người bệnh cần thay đổi ngay khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin, tập thói quen sinh hoạt lành mạnh, vận động phù hợp với thể trạng cơ thể. Song song đó, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc trị bệnh gout dân gian từ các loại thảo dược tự nhiên để đẩy nhanh quá trình hồi phục và tránh bị mắc bệnh gout trở lại.

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status