Thoái hóa khớp vai là một trong những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm. Bệnh thường ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm khó lường nên cần được thăm khám và áp dụng những phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Sơ lược về bệnh thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai là tình trạng viêm xung quanh khớp vai hoặc một số tổ chức khớp tại đây như xương đòn mỏm cùng, màng khớp, khớp bả vai, dây chằng, gân và cơ.

Vai là bộ phận quan trọng đảm nhiệm chức năng xoay chuyển và có mối liên quan mật thiết đến hoạt động của cánh tay. Tình trạng thoái hóa khớp vai sẽ gây nên tình trạng nhức mỏi và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và đời sống sinh hoạt của người bệnh.

  Thoái hóa khớp vai gây cảm giác đau nhức, khó chịu
Thoái hóa khớp vai gây cảm giác đau nhức, khó chịu

Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp, hỏng khớp vai, tê liệt vai…

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai là do sự ảnh hưởng của các yếu tố nội nhân và ngoại nhân khiến sụn khớp bị ăn mòn, lỏng lẻo. Một số nguyên nhân điển hình mà chính ta có thể kể đến như:

+ Do tuổi tác: Thời gian sẽ khiến cho xương khớp bị suy yếu trong đó có cả khớp vai. Vì vậy những người trong độ tuổi trung niên từ 45 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc thoái hóa khớp vai nhiều nhất.

+ Yếu tố di truyền: Người khi sinh ra vốn dĩ đã có cơ địa không khỏe mạnh tại vị trí khớp vai thì rất dễ bị thoái hóa khi chỉ với tác động nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.

+ Do các chấn thương: Khớp vai cũng có thể bị tổn thương trầm trọng gây nên thoái hóa khi bị tai nạn, tập luyện quá sức hay do một cú đánh vào bả vai gây nên. Thậm chí trong trường hợp chấn thương đã hồi phục thì người từng bị chấn thương cũng có nguy cơ mắc thoái hóa khớp vai cao hơn bình thường.

+Thói quen sinh hoạt: Những người thường hay bê vác nặng bằng cổ - vai, nằm ngủ sai tư thế, ngồi vẹo vai,… cũng sẽ có nguy cơ cao mắc thoái hóa khớp vai.

Triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp vai

+ Sưng khớp vai: Người mắc thoái hóa khớp vai sẽ thấy bả vai bị sưng lên. Chạm tay vào sẽ cảm nhận sưng rõ rệt và có cảm giác nóng hơn bình thường.

+ Cứng khớp vai: Người bệnh sẽ có cảm giác cứng xung quanh khớp vai. Thực hiện động tác vòng tay ra phía sau rất khó khăn và đặc biệt hình ảnh X- quang cho thấy đầu xương bả vai và xương cánh tay thưa nhau.

  Thoái hóa khớp vai gây khó khăn khi vận động 
Thoái hóa khớp vai gây khó khăn khi vận động 

+ Cảm giác đau nhức khớp vai: Có dấu hiệu đau âm ỉ hoặc dữ dội ở khớp vai. Cảm giác đau tăng khi vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi. Lâu dần tình trạng đau nhức sẽ lan xuống bả vai, cổ và ức.

+ Vận động khó khăn: Người bị thoái hóa khớp vai thường gặp khó khăn khi cúi xuống, xoay vai, với tay lên… Việc bị cứng và đau khớp sẽ khiến khả năng vận động bị suy giảm đáng kể.

>>Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu nguyên nhân đau vai có phải do mắc gout?

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai

Dựa theo các triệu chứng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc để giảm thiểu các dấu hiệu của bệnh như:

+ Thuốc giảm đau: Nhằm ngăn chặn các cơn đau nhức do thoái hóa khớp vai gây nên. Các loại thuốc giảm đau được chỉ định sử dụng như Paracetamol, Co-codamol (paracetamol + codein)…

+ Thuốc chống viêm: Aspirin, Ibuprofen, Indomethacin… nhằm ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm tại khớp.

+ Thuốc giãn cơ: Chống tình trạng cứng khớp, giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp vai trong giai đoạn cấp tính hiệu quả.

+ Glucosamin: Nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho sụn khớp, thúc đẩy sự hấp thị canxi vào xương.

  Thoái hóa khớp vai cần được phát hiện và điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng
Thoái hóa khớp vai cần được phát hiện và điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng

Ngoài việc chỉ định các loại thuốc uống, trong trường hợp bệnh tiến triển nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong điều trị thoái hóa khớp vai như:

+ Thay khớp vai: Sử dụng khớp vai nhân tạo để thay thế khớp bị thoái hóa.  

+ Thay thế đầu xương cánh tay: Bệnh nhân bị thoái hóa khớp glenohumeral (điểm nối giữa đỉnh của xương cánh tay và xương bả vai) sẽ được áp dụng phương pháp điều trị này.

+ Cắt bỏ khớp: Là phương pháp phẫu thuật phổ biến trong điều trị các vấn đề liên quan đến không gian khớp và thoái hóa khớp acromioclavicular ( điểm nối giữa xương đòn với xương bả vai).

Những thông tin về bệnh thoái hóa khớp vaitrên đây chắc chắn đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng bệnh này. Từ đó có thể chủ động xác định tình trạng bệnh, kịp thời thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao trong điều trị bạn nhé.

Bài viết liên quan

Bệnh gout ở khửu tay – Nguyên nhân chính và cách nhận biết

Cách phân biệt gout và viêm khớp bạn nên biết

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status