Người bị bệnh gout luôn phải lo lắng xem nên ăn gì và kiêng gì để tình trạng bệnh không bị nghiêm trọng hơn. Bởi họ lo sợ những đau đớn do bệnh gây ra sẽ khiến họ mất khả năng vận động. Nếu bạn đang thắc mắc người bệnh gout nên ăn thịt gì và kiêng gì thì hãy đọc những thông tin dưới đây.

Những loại thịt mà người bệnh gout cần tránh?

Bệnh gout là một bệnh có diễn biến khá nghiêm trọng nếu không có chế độ ăn uống hợp lý và dùng thuốc đúng cách. Chính vì thế nếu bạn bị bệnh gout thì hãy xem những loại thịt cần tránh bởi chúng có hàm lượng purin rất cao có khả năng gia tăng chuyển hóa acid uric:

Thịt đỏ

Đây là loại thịt mà người bệnh gout nên kiêng nếu không muốn tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Đặc trưng của những loại thịt này đó là có màu đỏ tươi khi còn sống và khi chế biến thịt sẽ chuyển sang màu trắng. Hầu hết các loại thịt đỏ đều chứa hàm lượng purin tuy nhiên có một số loại thịt người bệnh gout tuyệt đối nên kiêng đó là :

+ Thịt dê: đây là loại thịt nhiều đạm và có hàm lượng purin cao sẽ khiến tình trạng sưng viêm của bệnh gout ngày càng nghiêm trọng hơn.

+ Thịt nạc bò: đây cũng là một loại thịt mà người bệnh tuyệt đối nên kiêng hoặc chỉ nên ăn với một lượng rất ít để tránh gia tăng tình trạng bệnh.

Người bệnh gout không nên ăn các loại thịt đỏ
Người bệnh gout không nên ăn các loại thịt đỏ

>>Tìm hiểu thêm: Bật mí về ảnh hưởng của thịt đỏ và thịt trắng ở bệnh gout

+ Thịt mèo: loại thịt này chứa hàm lượng purin cao hơn rất nhiều so với thịt bò. Chính vì thế chỉ cần ăn một lượng nhỏ loại thịt này cũng khiến người bệnh đau nhức hơn nhiều.

+ Thịt cừu: người bệnh gout cũng nên tránh loại thịt này.

Các loại hải sản

Hải sản thường chứa rất nhiều đạm đặc biệt là các loại tôm, cua, sò, ốc… Sử dụng hải sản sẽ khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Chính vì thế người bệnh gout tuyệt đối không nên sử dụng các loại cá biển nhất là cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá trích…

Nội tạng động vật, nước luộc thịt

Nước luộc thịt, óc, gan của các loại động vật là những thứ giàu purin, hàm lượng chất này lên đến hơn 150mg có thể gây đau nhức kéo dài.

Thịt đùi gà

Người bệnh gout có thể ăn thịt gà nhưng nhất định không nên ăn đùi gà. Bởi vì đây là bộ phận giàu đạm rất dễ khiến cơ thể gia tăng sản sinh axit uric.

Người bệnh gout nên ăn thịt gì?

Bạn đã biết nên tránh thịt gì vậy thì hãy cùng tìm hiểu xem người bệnh gout nên ăn thịt gì nhé.

Thịt lợn

Mặc dù đây cũng là một loại thịt đỏ tuy nhiên thịt lợn lại có hàm lượng purin ít hơn so với các loại thịt khác như thịt bò, thịt mèo, thịt chó, … Tuy nhiên không vì thế mà người bệnh gout có thể dùng loại thịt này thường xuyên. Các bác sĩ khuyên rằng tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng loại thịt này với số lượng ít và dùng 2 -3 lần/ tuần.

Người bệnh gout có thể ăn thịt lợn với số lượng hạn chế
Người bệnh gout có thể ăn thịt lợn với số lượng hạn chế

Thịt cá sông

Cá sông là thịt trắng giàu đạm rất tốt cho cơ thể nhưng lại chứa ít hàm lượng purin. Các loại cá sông người bệnh có thể sử dụng là cá quả, cá rô đồng, cá trắm cỏ, cá diêu hồng, cá hồi…

Thịt ức gà

Người bệnh gout có thể dùng các loại thịt gia cầm với số lượng hạn chế. Trong số các loại thịt gia cầm thì thịt ở phần ức gà là tốt nhất. Loại thịt này sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh rất tốt bởi nó có chứa selenium có tác dụng ngăn chặn quá trình kết tủa của acid uric làm giảm nồng độ của chất này trong máu. Nhưng vì nó cũng chứa đạm và một lượng purin nhất định nên người bệnh chỉ nên sử dụng tối đa từ 110 – 170g thịt ức gà mỗi ngày.

Thịt ức gà tốt cho người bệnh gout
Thịt ức gà tốt cho người bệnh gout

Ngoài những thông tin người bệnh gout nên ăn thịt gì thì bạn cũng cần lưu ý xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để ngăn chặn diễn biến nghiêm trọng của bệnh. Nên ăn những loại thực phẩm, rau củ chứa ít purin, tuyệt đối không nên dùng các chất kích thích và duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Bài viết liên quan

> Bảng danh sách thực phẩm giàu chất purin

> Hàm lượng purin của các loại thực phẩm người mắc gout cần biết

Đăng bởi: Hương Giang

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status