https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Bệnh gout ăn được thịt gì?

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh gút giảm các cơn đau, cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Những người mắc bệnh gout ăn được thịt gì, các loại rau gì thì rất nhiều người không biết hoặc không mấy quan tâm.

Bệnh gout ăn được thịt gì?

Như đã nói ở trên, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng giúp người bệnh có thể chung sống hòa bình và có thêm sức khỏe để chiến đấu với bệnh gout. Khi mắc bệnh gout, người bệnh thường phải kiêng rất nhiều thứ nhất là những thực phẩm giàu đạm để hạn chế purine và fructose. Tuy nhiên, không có nghĩa mắc gout cần “nhịn” và nói không với tất cả các loại thịt. Các loại thịt quen thuộc, gần gũi như thịt heo, thị gà, thịt vịt, thịt bò là một ví dụ.

Những biến chứng kinh hoàng của bệnh gout 

Những biến chứng kinh hoàng của bệnh gout

1. Thịt heo

Người bị bệnh gout có ăn được thịt heo không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi lẽ thịt heo vô cùng phổ biến, được sử dụng hằng ngày và có thể chế biến thành nhiều món ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt heo có chứa đến 150mg – 200mg purin. Đây là hàm lượng vượt ngưỡng an toàn nếu sử dụng vượt mức sẽ gây đau nhức khó chịu cho người bệnh. Tuy vậy người bệnh gout vẫn có thể sử dụng thịt heo từ 30 – 50g/ngày và chỉ nên ăn từ 2 – 3 lần/tuần. 

2. Thịt gà

Thịt gà là một loại thịt chứa nhiều protein cũng như các khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt trong thịt gà có chứa một lượng lớn Selenium. Chất đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa, hỗ trợ hệ bài tiết. Tăng chức năng của gan, thận, giúp thải độc tố nhanh chóng. Selenium có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric cũng như hình thành muối urat. Ngoài ra, trong thịt gà còn chứa photpho, giúp tăng cường hệ bài tiết rất tốt.

Tuy nhiên trong thịt gà hàm lượng nhân purin cũng tương đối cao nhất là ở phần đùi gà. Vì vậy để người bị bệnh gout ăn được thịt gà thì cần phải chế biến thịt đúng cách: không được ăn các món gà chiên, rán. Nếu có thể hãy ăn gà kho, luộc là tốt nhất.

Khi ăn thịt gà, người bệnh gout nên chọn phần ức sẽ giảm nguy cơ tích tụ muối urat tại khớp và các tổ chức quanh khớp, Song mỗi tuần bạn chỉ nên ăn từ 2-3 bữa, mỗi lần không quá 150gram.

 

Hãy chọn phần ức gà các bạn nhé

Hãy chọn phần ức gà các bạn nhé

Xem thêm: Bệnh gout ăn thịt gà được không?

3. Thịt cá sông

Những loại cá mà người bệnh gout có thể ăn được thường là các loài cá có thịt trắng chủ yếu sống ở sông, đây là những loài cá có hàm lượng purin thấp, thường dưới 100mg . 

Một số loài cá có thể ăn được như cá diêu hồng, cá hồi, cá quả, cá trắm cỏ, cá rô, cá chép… Mặc dù ăn được cá sông nhưng người bệnh gout vẫn phải chú ý sử dụng với lượng vừa phải.

Bệnh gout không ăn được thịt gì?

Các thức ăn từ cơ quan nội tạng như gan, thận, não, lòng hay các loại thịt đỏ, bia, hải sản, cá trích, cái thu, sò, tôm, cua, ghẹ… chứa hàm lượng purin rất cao. Chính vì vậy người bệnh gout chỉ ăn với một lượng nhỏ cũng gây ra cơn gout cấp ngay sau bữa ăn. Sau đây là những loại thịt người bị bệnh gout nên hạn chế ăn:

1. Thịt đỏ

Hàm lượng protein, sắt và một số khoáng chất khác có trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt ngựa… khá cao. Tuy nhiên, thịt đỏ lại có thể gây ra bệnh gout bởi tỷ lệ protein thường tỷ lệ thuận với hợp chất purin.

Thịt bò: Là một thực phẩm phổ biến được nhiều người yêu thích. Trong thịt bò có chứa 30% protein còn lại là các khoáng chất như kẽm, vitamin, photpho, sắt và một số hợp chất khác…Thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhưng người bị bệnh gout ăn thịt bò cần hạn chế ở mức thấp nhất. Bởi lẽ trong thịt bò có chứa hàm lượng purin cao.

Thịt dê: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt dê vị ngọt, tính nóng có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, giữ ấm tốt, có ích trong việc điều trị các bệnh hen suyễn, viêm phế quản. Thịt dê cũng rất giàu dưỡng chất, giàu đạm và đặc biệt phù hợp với người gầy yếu.

Tuy nhiên, chính vì giàu đạm nên người bệnh gout tuyệt đối không nên ăn thịt dê. Trong thịt dê có chứa một lượng lớn purin có khả năng gia tăng chuyển hóa acid uric. Nếu bị gout mà ăn thịt dê sẽ khiến tình trạng sưng viêm ngày một nghiêm trọng hơn. 

Thịt mèo: Theo khuyến cáo của Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm, so với thịt bò và thịt chó, thịt mèo có hàm lượng cao hơn rất nhiều. Nếu sử dụng thịt mèo dù chỉ mắc bệnh gút cấp tính thì tình trạng sưng viêm đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. 

Do đó, tuyệt đối không nên sử dụng thịt mèo khi bị bệnh gout. Để tránh tình trạng bệnh nặng, bạn nên kiêng cữ loại thịt này trong suốt thời gian điều trị. 

2. Các loại hải sản

Bệnh gout hạn chế ăn thịt các loại hải sản

Bệnh gout hạn chế ăn thịt các loại hải sản

Những người bị bệnh gút nên hạn chế ăn nhiều hải sản đặc biệt là sò, tôm, cua, ghẹ ốc … bởi trong những loại thực phẩm này có chứa nhiều purin và chúng dễ dàng chuyển thành acid uric, lượng acid uric không được đào thải ra khỏi cơ thể bị chuyển hóa thành tinh thể muối urat gây ứ đọng trong các mô mềm và khớp. Nếu ăn quá nhiều hải sản, bạn sẽ bị đau nhức liên hồi và cực kỳ khó chịu, do đó người mắc bệnh gút nên hạn chế ăn hải sản để hạn chế các triệu chứng bệnh.

3. Thịt cá biển

Trong thịt cá biển rất giàu đạm và chứa hàm lượng purin cao. Một số loài cá điển hình có chứa lượng purin từ 150 – 825 mg purin/100g cá có thể kể đến như cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá mòi, cá trích, cá tuyết… Nếu sử dụng các loại cá này, cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình sản sinh acid uric từ đó làm bệnh gút ngày một tiến triển xấu gây đau nhức nghiêm trọng cho người bệnh.

4. Nội tạng động vật, nước luộc thịt

Phần lớn, các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm và cholesterol nên không tốt với người mắc các chứng rối loạn chuyển hóa như: tăng cholesterol máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, người thừa cân - béo phì,...

Đặc biệt, gan và cật là những bộ phận chứa nhiều chất béo và hoàn toàn không tốt cho người bệnh gút. Do đó, để có sức khỏe ổn định, người bị gút phải tuyệt đối tránh xa nội tạng động vật.

 Hạn chế ăn nội tạng động vật

Hạn chế ăn nội tạng động vật

Thực đơn tham khảo cho người bị bệnh gout

Buổi

Sáng

Trưa

Chiều

Tối

Thứ 2

cháo thịt bằm + hạt sen

1-2 chén cơm,

canh bí

1 hủ sữa chua

1-2 chén cơm, canh khổ qua

Thứ 3

bánh mì ốp la

phở tái

1 ly nước cam

1-2 chén cơm, rau luộc, cá đồng kho

Thứ 4

2-3 lát bánh mì sanwich

1-2 chén cơm

sườn sào chua ngọt

vài miếng dưa hấu

1-2 chén cơm, canh rau

Thứ 5

hủ tiếu

1-2 chén cơm, canh bầu

1 ly ổi ép

1-2 chén cơm, canh thịt băm

Thứ 6

1 bát súp

1-2 chén cơm, rau cải xào

1 ly sinh tố thập cẩm

1-2 chén cơm, canh chua cá lóc

Thứ 7

bánh canh

bún bò

bánh ngọt

1-2 chén cơm, trứng chiên

Chủ nhật

cơm tấm

1-2 chén cơm, trứng luộc, rau luộc

vài trái nho

1-2 chén cơm, ức gà luộc

 

Bài viết liên quan

>>> Hàm lượng purin của các loại thực phẩm người mắc gout cần biết

>>> Những lưu ý quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân gout

>>>  Bài thuốc điều trị bệnh gout bằng đông y hiệu quả

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33