https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Những loại thuốc nào làm tăng nguy cơ mắc gout?

Khi có cơn đau trong giai đoạn gout cấp tính, người bệnh thường có thói quen sử dụng thuốc giảm đau. Điều này dẫn đến tình trạng gout ngày càng có xu hướng phát triển và tăng mạnh. Vậy những thuốc nào làm tăng nguy cơ mắc gout?

Thuốc Aspirin

Đây là loại thuốc phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị viêm khớp. Thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid. Aspirin tuy có nhiều tác dụng phụ cho người dùng như gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa nhưng với hiệu quả cao trong điều trị viêm khớp của mình thì đây vẫn là loại thuốc được ứng dụng điều trị viêm khớp nhiều nhất.

Các loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc gout.
Các loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc gout.

Thuốc không chỉ giúp hạ sốt và giảm đau mà ngày nay Aspirin liều thấp còn được khuyến cáo sử dụng chống ngưng kết tập tiểu cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng Aspirin liều thấp vô tình khiến cho quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể bị gián đoạn khiến cho nồng độ acid uric máu tăng cao. Điều này chính là nguyên nhân xảy ra tình trạng gout thứ phát.

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu bao gồm nhóm thuốc tác dụng trên quai thận như nhóm giữ K+ (spironolactone, amiloride, triamterene), nhóm thiazide (hydrochlorothiazide, bendroflumethiazide, chlorthalodone,...)...

Thông thường, những bệnh nhân mắc bệnh thận và tim mạch như suy tim, suy thận, viêm cầu thận, tăng huyết áp….. thường có dấu hiệu phù. Vì vậy các loại thuốc lợi tiểu này thường được chỉ định để điều trị triệu chứng phù ở những người bị các bệnh về thận và tim mạch.

Thuốc lợi tiểu làm ảnh hưởng đến việc đào thải acid uric
Thuốc lợi tiểu làm ảnh hưởng đến việc đào thải acid uric

Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các loại thuốc điều trị huyết áp khác. Theo nghiên cứu, trừ spironolacton thì hầu hết các loại thuốc lợi tiểu khác đều có ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric qua ống thận. Đồng thời, các loại thuốc này còn làm tăng acid uric máu.

Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc lợi tiểu người bệnh cần theo dõi chặt chẽ nồng độ acid uric máu. Bởi một khi nồng độ acid uric tăng cao sẽ dẫn đến bệnh gout. Trường hợp xuất hiện các cơn gout cấp thì người bệnh cần giảm liều thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc chống lao

Phác đồ điều trị bệnh lao thường được chỉ định kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc thường được kết hợp trong điều trị lao như: rifampicin, streptomycin, isoniazid, pyrazinamid, ethambuto… Theo nghiên cứu, các loại thuốc này chính là tác nhân gây tăng acid uric máu - nguyên nhân chính gây nên bệnh gout.

Các loại thuốc chống lao thường làm tăng acid uric máu.
Các loại thuốc chống lao thường làm tăng acid uric máu.

Với loại thuốc pyrazinamid, chỉ sau vài tuần sử dụng là nồng độ acid uric máu đã tăng cao và sẽ khởi phát thành những đợt gout cấp. Ethambutol khiến quá trình đào thải acid uric bị gián đoạn, làm xuất hiện các các cơn gút cấp do nồng độ acid uric tăng cao.

Tuy có nguy cơ gây nên bệnh gout nhưng đây là những loại thuốc rất cần trong điều trị lao. Người bị lao cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi chưa xảy ra cơn gout cấp thì không cần sử dụng đến các loại thuốc hạ acid uric. Và người bị lao cần lưu ý ngay cả khi xảy ra đợt gout cấp thì cũng không được tự ý bỏ thuốc.

Thuốc corticoid

Bệnh khớp luôn xuất hiện những cơn đau dữ dội khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bứt rứt, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày. Vì vậy corticoid là loại thuốc giảm đau phổ biến được người bệnh sử dụng để giảm các cơn đau tức thời.

Lạm dụng thuốc corticoid sẽ dẫn đến biến chứng khó lường.
Lạm dụng thuốc corticoid sẽ dẫn đến biến chứng khó lường.

Song, corticoid lại là con dao hai lưỡi. Nó có thể gây cho người bệnh những nguy hiểm khôn lường. Corticoid có tác dụng giảm viêm rất hiệu quả khi mắc các bệnh viêm khớp. Nhưng về lâu dài lại gây nên các biến chứng nguy hiểm như gây ra tình trạng giòn xương, tiểu đường, cao huyết áp, đục thủy tinh thể....

Corticoid khi đưa vào cơ thể sẽ cạnh tranh thải tiết với acid uric ở ống thận. Vì thế nó sẽ làm giảm quá trình bài tiết acid uric khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Các acid uric này sẽ chuyển hóa thành tinh thể muối urat kết tủa trong khớp gây ra cơn gút cấp. Vì vậy người bệnh không nên lạm dụng thuốc corticoid mà cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bài viết liên quan

> Chuyên gia “mách” cách chữa bệnh gút hiệu quả nhất không cần dùng thuốc Tây

> Chữa trị bệnh gút như thế nào để không gây hại gan, suy thận?

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33