https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
“Bệnh này khổ lắm cô chú ơi”, “Cả đêm nhức nhói không ngủ được”, “Ngón cái sưng như cái móng heo” – Đó là chia sẻ của những bệnh nhân gút đang bị các cơn đau và những biến chứng khác của bệnh gút hành hạ. Vài năm trở lại đây, nhiều người dân truyền tai nhau về khả năng trị bệnh gút bằng lá lốt và các món ăn được chế biến từ loại thực phẩm dân giã này.
Lá lốt là một loại thực vật thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), có tên khoa học là Piper Lolot C.DC, đây là dạng cây thân thảo thường sinh trưởng ở những nơi có điều kiện ẩm ướt thuộc vùng đồi núi và trung du. Cây có chiều cao trung bình từ 30-40 cm, lớp phủ thân bên ngoài có lông, phồng lên ở các mấu và thường mọc bò.
Cây lá lốt
Lá lốt là dạng lá đơn nguyên mọc so le, bề mặt lá rộng, nhẵn, có hình trái tim, mép lá uốn lượn, đầu lá thon nhọn, cuống lá có bẹ ở gốc và gân lá thì chằng chịt hình lưới. Cây lá lốt ra hoa, kết quả vào mùa thu, trung tuần từ tháng 8-10 hằng năm, cụm hoa là một bông hoa đơn độc nằm ở kẻ lá, quả chín mọng chỉ chứa có một hạt. Trong đời sống, rễ và thân của cây lá lốt được dùng làm thuốc, lá thì được dùng để ăn sống hoặc chế biến một số món ăn đơn giản hoặc dùng làm nguyên liệu điều chế một số loại bệnh. Theo y học hiện đại thì lá lốt được cho là có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau rất hiệu quả.
Đông y đánh giá về lá lốt là một vị thuốc có tính ấm, hơi cay, có vị nồng, dùng để làm ấm bụng, trừ lạnh, giảm đau, giảm khí huyết hư trong cơ thể, trị chảy nước mũi tanh hôi kéo dài, trị đau lưng, đau chân, đầy hơi, khó tiêu và nôn ói.
Bài thuốc dân gian thường hay sử dụng lá lốt riêng lẻ hay phối hợp với một số cây thuốc khác như: Rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, lá xương sông,… dùng để ngâm tay chân hay sắc lấy nước uống trị các chứng bệnh đau nhức cơ xương khớp do bệnh gút gây ra, đau vùng bụng hay ngực do nhiễm lạnh, ra mồ hôi tay, chân, đau đầu, đau răng, nổi mụn nhọt,…
Điểm nổi bật của lá lốt là có thể làm giảm các cơn đau do bệnh gút gây ra khi thời tiết giao mùa, nhất là sang mùa lạnh: Sử dụng từ 5-10g lá lốt đã phơi khô, sắc với 2 chén nước để lấy ½ chén nước uống trong ngày và nên uống khi thuốc còn ấm sau mỗi bữa ăn tối. Mỗi liệu trình sử dụng thường kéo dài khoảng 10 ngày, hoặc có thể sử dụng kết hợp với rễ của các cây cỏ vòi voi, cỏ xước, cây bưởi bung, tất cả dùng khi còn tươi, mỗi loại khoảng 30g, dùng sắc với 600ml nước, sau đó dùng 200ml sau sắc chia làm 3 lần uống trong ngày và sử dụng liên tục trong vòng 7 ngày sẽ giảm các cơn đau do gout gây ra rõ rệt.
Chế biến lá lốt chữa bệnh gout
Ngoài ra, thường xuyên sử dụng lá lốt để nấu canh với một số loại thịt, cá khác có thể giúp người bệnh gút lớn tuổi giảm các cơn đau nhức do bệnh gút gây ra, khi thời tiết chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá được tác động của cây lá lốt đối với bệnh gút, do đó người bệnh gút cần thận trọng khi sử dụng, nếu không có bất kì tác dụng nào thì nên sử dụng phương pháp khác. Hướng điều trị gout hiện nay được đánh giá cao là sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, mà Hoàng Tiên Đan là một sản phẩm điển hình, bởi đặc tính an toàn, dễ sử dụng, hiệu quả được phản hồi bởi người bệnh và không gây ra bất kì tác dụng phụ nào.
XEM THÊM:
Tơm trơng - "Khắc tinh truyền kiếp" của bệnh gout